Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PHOTO OF THE WEEK

Ảnh trong tuần: Ánh mắt sản phụ F0, máy bay phơi mình trên đường lăn

Máy bay hết chỗ đỗ phải phơi mình trên đường lăn trong nắng nóng, ánh mắt sản phụ thở oxy khi sinh mổ, công nhân trú mình ở dạ cầu... là những khoảnh khắc khó quên tuần qua.

anh dep tuan qua anh 1

Máy bay hết chỗ đỗ phải phơi mình trên đường lăn trong nắng nóng, ánh mắt sản phụ thở oxy khi sinh mổ, cảnh sát khởi hành đến chốt trực dưới mưa, công nhân trú mình ở dạ cầu là những khoảnh khắc khó quên tuần qua.

GẦN TRĂM MÁY BAY DẦM MƯA, DÃI NẮNG Ở NỘI BÀI

Cảnh nắng nóng tạo ảo ảnh ở đường băng sân bay Nội Bài. Những ngày này, máy bay đậu kín sân đỗ, thậm chí phải xếp nối đuôi nhau bất động một chỗ tại đường lăn. Trong số này, "lực lượng hùng hậu" nhất là tàu bay của Vietnam Airlines, áp đảo hoàn toàn các vị trí tại cảng hàng không, kéo dài từ đầu tới cuối sân đỗ. Ảnh: Hoàng Hà.

anh dep tuan qua anh 2

SẢN PHỤ F0 THỞ OXY TRÊN BÀN SINH MỔ

Thời gian này, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) thực hiện khoảng 10 ca mổ đẻ cho thai phụ là người mắc Covid-19. Y, bác sĩ được quán triệt tinh thần chủ động, thực hiện sớm các ca mổ để tránh trường hợp mẹ F0 diễn tiến nặng, dẫn đến suy hô hấp, lúc sinh con rất nguy hiểm. Ảnh: Phạm Ngôn.

anh dep tuan qua anh 3

SẢN PHỤ F0 THỞ OXY TRÊN BÀN SINH MỔ

Hơn 600 sản phụ F0 được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM). Nhiều trong số họ đã vượt qua lằn ranh sinh tử, hân hoan đón con chào đời. Ảnh: Phạm Ngôn.

anh dep tuan qua anh 4

CÔNG NHÂN MẮC KẸT GIỮA DỊCH, TRÚ MÌNH Ở DẠ CẦU

Làm việc ở những công trình dang dở, nhiều công nhân không có nơi trú chân khi Hà Nội áp dụng giãn cách. Họ phải tìm đến gầm cầu để trú mưa, nắng. Tự nhận mình có chút "may mắn" hơn những người khác, anh Đinh Văn Cường kể đã được người đi đường tặng mùng, chiếu, gối... Hơn một tháng nay, gầm cầu trở thành "mái nhà" tạm bợ của người đàn ông quê Nam Định này. Ảnh: Thạch Thảo.

CÔNG NHÂN MẮC KẸT GIỮA DỊCH, TRÚ MÌNH Ở DẠ CẦU

Rẽ lùm cây rậm rạp phía ven đường, anh Điệp và Dương chui vào chiếc ống cống bỏ không để nương náu. Xuống Hà Nội làm việc được một tuần thì dịch bệnh bùng phát, những công nhân quê Tuyên Quang này bất đắc dĩ bị mắc kẹt. Không dám gọi điện về cho gia đình nhiều vì sợ con cái lo lắng, anh Dương chỉ còn biết mong dịch mau qua. Ảnh: Thạch Thảo.

anh dep tuan qua anh 5

ĐIỀU TRỊ F0 NẶNG TRONG KHU CÁCH LY TUYẾN HUYỆN

Ông L.V.L. (59 tuổi, ngụ Bình Chánh) được cách ly tại khu nhà dành cho bệnh nhân nhẹ. Tuy nhiên, chiều 20/8, ông khó thở, người tím tái nên được chuyển phòng cấp cứu. Sau thời gian thở oxy mask nhưng không đáp ứng, SpO2 có lúc xuống dưới 65%, các bác sĩ cho ông sử dụng máy thở oxy dòng cao (HFNC) không xâm lấn. Ảnh: Duy Hiệu.

anh dep tuan qua anh 6

TRUNG TÂM HỒI SỨC COVID-19 Ở TP.HCM KÍN GIƯỜNG SAU 3 NGÀY HOẠT ĐỘNG

Trung tâm hồi sức tại Bệnh viện dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, Bình Chánh) chính thức đưa hoạt động vào ngày 11/8. Cơ sở này do đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức phụ trách. Với 100 giường được lắp đặt ban đầu, bệnh viện đã tiếp nhận 98 bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng và nguy kịch. Ảnh: Duy Hiệu.

HƠN 600 NGƯỜI DÂN PHÚ YÊN CHUẨN BỊ RỜI TP.HCM

Kể từ khi TP.HCM bùng phát dịch, đây là lần thứ 8 Hội đồng hương Phú Yên tại TP.HCM phối hợp với nhiều đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc đưa người dân trở về quê nhà. Ảnh: Phạm Ngôn.

anh dep tuan qua anh 7

ĐÊM TRẮNG Ở CỬA NGÕ TP.HCM

Mưa nặng hạt khi ca trực bắt đầu, các cán bộ trực chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 1K - giáp tỉnh Bình Dương nhận thiết bị bảo hộ, sau đó mặc áo mưa rồi khởi hành đến chốt dã chiến để đảm bảo giao ca đúng giờ. Họ di chuyển qua quãng đường 13 km, từ đơn vị đến chốt trực. Ảnh: Quỳnh Danh.

anh dep tuan qua anh 8

NHỮNG CON THÚ ĐƯỢC CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT TRONG DỊCH COVID-19

Cho động vật ăn uống chiếm phần nhiều thời gian ca làm của các nhân viên sở thú. Đối với những con vật lớn tuổi, sức khỏe yếu, người phụ trách sẽ để ý và chăm sóc “đặc biệt” hơn, chẳng hạn dành phần thức ăn ngon hơn và cẩn thận bón cho chúng. Bất chấp khó khăn về tài chính, hoạt động chăm sóc các loài thú và cảnh vật xung quanh Vườn thú Hà Nội được duy trì đều đặn như trước giãn cách. Ảnh: Việt Linh.

Zing Photo

Bình luận

Bạn có thể quan tâm