Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ tẩy chay hàng hóa, cấm cửa công ty Trung Quốc

Sau vụ đụng độ chết người tại biên giới, người tiêu dùng Ấn Độ ồ ạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền New Delhi cũng tuyên bố tăng thuế lên hàng Trung Quốc.

Theo Guardian, chính quyền Ấn Độ cho biết sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với 300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc lên đến 59,3 tỷ USD. Khoảng 11% hàng nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Trung Quốc.

Bộ Viễn thông Ấn Độ ra lệnh cho các hãng dịch vụ viễn thông nhà nước cũng như tư nhân ngừng mọi thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc cũng bị cấm tham gia đấu thầu mọi dự án phát triển hạ tầng viễn thông Ấn Độ, bao gồm kế hoạch nâng cấp dịch vụ 4G.

Trên mạng xã hội, người tiêu dùng và doanh nghiệp Ấn Độ cũng đồng loạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Một phần mềm giúp người dùng phát hiện và xóa các ứng dụng Trung Quốc trên điện thoại được tải hơn 5 triệu lần kể từ tháng 5.

Một công ty bơ sữa Ấn Độ đăng tải nhiều thông điệp chống Trung Quốc trên Twitter. Kỹ sư Sonam Wangchuk là một trong những người đi đầu chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ. "Chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp kinh tế. Ấn Độ đã tốn quá nhiều tiền cho Trung Quốc. Chúng ta cần thoát khỏi cái bẫy đó", ông nhấn mạnh.

An Do tay chay hang Trung Quoc anh 1

Người Ấn Độ biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Kỹ sư Wangchuk cho biết chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc thành công hơn ông mong đợi. "Người tiêu dùng có thể tạo ra sự thay đổi to lớn", ông nói. Tại thủ đô New Delhi, tổ chức RWA cũng mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc với thông điệp "Chúng ta có thể bẻ gãy xương sống kinh tế của Trung Quốc".

Liên minh Thương nhân Ấn Độ (CAIT) - đại diện hơn 60 triệu thương nhân nước này - cho biết sẽ tẩy chay 450 thương hiệu bán hơn 3.000 sản phẩm Trung Quốc, từ mỹ phẩm, thời trang đến đồ nội thất.

Nhiều chính trị gia Ấn Độ cũng kêu gọi chính phủ hủy hợp đồng xây dựng đường tàu điện ngầm đã trao cho một công ty Trung Quốc.

Có những dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc lo ngại với làn sóng tẩy chay này. Mới đây, Global Times đăng bài xã luận kêu gọi Ấn Độ "kiềm chế những tiếng nói tẩy chay hàng Trung Quốc".

Thương chiến tàn phá Trung Quốc nghiêm trọng hơn dịch Covid-19

Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc, nhưng giới chuyên gia nhận định thương chiến Mỹ - Trung mới là mối đe dọa số một đối với nền kinh tế này.

An Chi

Bạn có thể quan tâm