Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ gỡ thêm nhiều ứng dụng Trung Quốc

Thêm nhiều ứng dụng Trung Quốc vừa bị Ấn Độ gỡ bỏ trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước vẫn căng thẳng sau cuộc đụng độ biên giới hồi giữa tháng 6.

Một số ứng dụng bị gỡ lần này gồm công cụ tìm kiếm Baidu, trình duyệt web của Xiaomi và ứng dụng chỉnh sửa video CapCut của ByteDance.

Những ngày qua, nhiều ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc đã bị gỡ dần khỏi khỏi kho ứng dụng App Store và Google Play tại Ấn Độ, gồm một số ứng dụng chỉnh sửa ảnh, video của Meitu, dịch vụ email của hãng game NetEase và trò chơi Heroes War.

An Do go loat ung dung Trung Quoc khoi App Store anh 1

Làn sóng tẩy chay Trung Quốc tại Ấn Độ trở nên dữ dội hơn sau cuộc đụng độ chết người ở biên giới 2 nước giữa tháng 6. Ảnh: AFP.

Chính phủ Ấn Độ vẫn đang theo dõi tình hình và sẽ “có những động thái tiếp theo nếu có bất cứ ứng dụng trở lại dưới tên gọi khác”, một quan chức chính phủ Ấn Độ nói với Economic Times.

Vào cuối tháng 6, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia, trong đó có một số ứng dụng phổ biến như mạng xã hội Weibo, nền tảng chia sẻ video TikTok, dịch vụ nhắn tin WeChat và ứng dụng từ các công ty như Alibaba, Tencent, Baidu và Xiaomi.

Dù đưa ra lý do đảm bảo an ninh, các nhà phân tích cho rằng đây là động thái chính trị sau khi cuộc đụng độ chết người ở biên giới khiến làn sóng tẩy chay Trung Quốc tại Ấn Độ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

“Thực tế rằng các ứng dụng này đã xuất hiện từ lâu, một trong số chúng có đến hơn 100 triệu người dùng. Thời điểm đưa ra lệnh cấm cho thấy nó liên quan đến căng thẳng biên giới hơn là các vấn đề như quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu”, Ananth Krishnan, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế Trung-Ấn, chia sẻ.

Đại diện Baidu từ chối bình luận về lệnh cấm, Xiaomi không lập tức trả lời còn Tencent xác nhận sẽ rút WeChat khỏi thị trường Ấn Độ.

Lệnh cấm từ Ấn Độ đã mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc và các quốc gia lớn. Trong số 5 hãng smartphone lớn nhất Ấn Độ, có đến 4 cái tên là của Trung Quốc, chiếm tổng thị phần hơn 70%. Nền tảng video TikTok cũng có hơn 200 triệu lượt đăng ký tại Ấn Độ, nhiều hơn cả YouTube trước khi bị cấm.

Ngoài ra, tập đoàn Huawei của Trung Quốc cũng đang giúp Ấn Độ triển khai hạ tầng mạng 5G. Nếu chính phủ Ấn Độ mạnh tay hơn trong các lệnh cấm, đây sẽ là mối đe dọa lớn khác mà Trung Quốc phải đối mặt.

Nhìn vào TikTok, Apple có thể phải lo sợ cho chính mình

Trước đây, Trung Quốc từng đe dọa thêm các công ty Mỹ vào danh sách “thiếu tin cậy” nhằm điều tra hoặc hạn chế hoạt động các hãng này, trong đó có Apple.

Nữ cảnh sát Mỹ đăng video gợi cảm lên TikTok bị phản ứng

Video của Christine Galgano, nữ cảnh sát 27 tuổi tại New York đã bị người dùng Internet chỉ trích vì ăn mặc gợi cảm.

Phúc Thịnh

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm