Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ công bố chiến lược hàng hải mới

Chiến lược hàng hải mới nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Hải quân Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh trước các thách thức cũ và mới ở Ấn Độ Dương.

Theo Diplomat, gần đây, Hải quân Ấn Độ đã phát hành tài liệu về chiến lược an ninh hàng hải mới. Ấn phẩm này trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận trong giới hàng hải thời gian qua.

Với tiêu đề Đảm bảo an toàn đại dương, chiến lược an ninh hàng hải năm 2015 của Ấn Độ là một bản cập nhật từ ấn phẩm Tự do sử dụng đại dương trước đó – cuốn sách phục vụ cho các hoạt động an ninh trong suốt thập kỷ qua của Hải quân Ấn Độ. Tài liệu mới được phát hành chỉ vài tuần trước khi bắt đầu công bố rộng rãi ở Visakhapatnam.

a
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay các chỉ huy quân đội trên boong tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Hải quân Ấn Độ

Đây là tài liệu hướng dẫn đường lối hàng hải thứ 3 kể từ năm 1998 và toàn diện nhất về quản lý hàng hải, những thách thức, điểm mạnh, cơ hội của Ấn Độ. Tương tự các ấn phẩm trước, chiến lược an ninh mới phác thảo những yếu tố quyết định đối với hoạt động của Hải quân Ấn Độ liên quan đến nhu cầu kinh tế quốc gia kết hợp với các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống trên biển.

Tài liệu được trình bày rõ ràng, hợp lý và chặt chẽ dựa trên Hiến pháp và vị thế của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, khắc phục một số thiếu sót và dự phòng kết nối với các hoạt động hàng hải. Chiến lược an ninh mới là nỗ lực sửa đổi và cập nhật khái niệm hoạt động, các mối đe dọa, kịch bản một cách rõ ràng, cung cấp một bức tranh chính xác về môi trường biển của Ấn Độ.

Trung tâm của Ấn Độ Dương

Cuốn sách nêu bật một số khía cạnh chính trong hoạt động hàng hải ở khu vực biển Ấn Độ. Đầu tiên, tài liệu thừa nhận tính chất phức tạp của những thách thức hàng hải đang làm lu mờ ranh giới giữa các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Các nhà hoạch định chiến lược nhấn mạnh sự cần thiết trong cách “tiếp cận liên tục và toàn diện” cho từng trường hợp để phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan hàng hải khác nhau.

Tiếp đến, tài liệu nhấn mạnh Hải quân Ấn Độ là công cụ chính đảm bảo an ninh trên các vùng biển cho mục đích kinh tế.

a
Các quan chức hải quân đưa Thủ tướng Modi đi tham quan hàng không mẫu hạm mạnh nhất của nước này. Ảnh: Hải quân Ấn Độ

Ngoài ra, văn bản làm nổi bật vị trí địa lý hàng hải độc đáo của Ấn Độ như là “trung tâm của Ấn Độ Dương”.

Đánh giá về vai trò của Ấn Độ trong khu vực, các nhà hoạch định tập trung vào việc đảm bảo an toàn các tuyến đường biển trên Ấn Độ Dương, duy trì ảnh hưởng quốc gia trong khu vực, bảo hộ đầu tư nước ngoài và người Ấn Độ ở nước ngoài, ưu tiên việc đảm bảo an ninh chống lại các thách thức không thường xuyên ở khu vực.

Chiến lược “Đảm bảo an toàn đại dương” nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt của Hải quân Ấn Độ như là “nhà cung cấp an ninh” ở Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn Độ sẽ đảm nhận vai trò cân bằng các mối đe dọa hiện hành, giảm thiểu rủi ro và thách thức thông qua gia tăng việc giám sát liên tục và chiến lược ngăn chặn các nguy cơ an ninh phi truyền thống.

Xây dựng tầm nhìn xa

Trong một thế giới với nhiều rắc rối về địa chính trị ngày càng gia tăng, Hải quân Ấn Độ cần một kế hoạch phát triển chiến lược chi tiết để tiến về phía trước và tăng cường triển khai ở các vùng biển châu Á.

Tuy vậy, kế hoạch mới vẫn tập trung nói về vai trò của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương mà chưa đề cập cụ thể về những thách thức mới nổi giữa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ đã khéo léo không đề cập đến đối thủ cụ thể của nước này ở Ấn Độ Dương. Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực không được nhắc đến.

Vai trò của Hải quân Mỹ trong khu vực thông qua các cuộc tập trận Malabar được đề cập như công cụ ngoại giao và tạo mối quan hệ quốc tế.

Abhijit Singh, học giả tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và Phân tích (IDSA) có trụ sở tại New Delhi nhận xét, chiến lược an ninh hàng hải mới nhằm thiết lập một hồ sơ thông minh lâu dài hơn là một dự án xây dựng hình ảnh đơn giản.

Nhật Bản, Ấn Độ bắt tay để kiềm chế Trung Quốc

Giới chức Ấn Độ và Nhật Bản nhất trí nâng hợp tác quốc phòng giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ấn Độ muốn tậu S-400 của Nga để thay đổi cục diện

New Delhi đang đề xuất kế hoạch mua 5 trung đoàn tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumf có khả năng tiêu diệt đồng thời 36 mục tiêu ở cự ly 400 km..


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm