Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản, Ấn Độ bắt tay để kiềm chế Trung Quốc

Giới chức Ấn Độ và Nhật Bản nhất trí nâng hợp tác quốc phòng giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 Kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

r
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (bên trái) bắt tay Thủ tướng Abe trong khuôn khổ chuyến thăm của ông đến Tokyo. Ảnh: Deccanchronicle

The Diplomat đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar vừa thực hiện chuyến công du 4 ngày đến Nhật Bản từ ngày 30/3. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng nước này từ tháng 11/2014.

Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước, một nỗ lực đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Bộ trưởng Parrikar đã gặp Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp Gen Nakatani. Ông hội kiến Ngoại trưởng Nhật Bản Gen Nakatani vào ngày 1/4. Theo thông cáo báo chí chung sau cuộc hội kiến, hai nước nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị và công nghệ quốc phòng. Đó sẽ là trụ cột trong hợp tác quốc phòng giữa đôi bên.

Trong một thông cáo báo chí ở Ấn Độ, Parrikar hoan nghênh sáng kiến của đối tác trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng song phương. Ông nói rằng, Nhật Bản là đối tác ưu tiên hàng đầu của New Delhi trong việc sản xuất các trang thiết bị và công nghệ quốc phòng tại Ấn Độ.

"Mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ-Nhật Bản không chỉ phục vụ lợi ích đôi bên, mà còn rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh trong khu vực", ông phát biểu.

Quốc gia đầu tiên mua vũ khí Nhật Bản

H
Ấn Độ có thể là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua vũ khí Nhật Bản kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Airliners

Trong lĩnh vực ngoại giao quân sự, hai bên nhất trí tăng cường đảm bảo an ninh hàng hải - mối quan tâm chung của hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói: “Điều quan trọng là đôi bên phải tăng cường trao đổi quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trên biển theo luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực”.

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước xem xét lại chiến lược phát triển liên quan đến tình hình an ninh quốc tế. Đặc biệt, hai bên chú trọng vào việc kết nối châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

New Delhi và Tokyo nhất trí về việc tiếp tục các cuộc tập trận chung, như cuộc tập trận Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ mà Nhật Bản tham gia từ năm 2009.

Trước chuyến công du Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ quan tâm đến tàu ngầm phi hạt nhân Soryu, một trong những tàu ngầm điện-diesel hiện đại nhất thế giới.

Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến công nghệ Nhật Bản. Quân đội đang xem xét khả năng hợp tác quốc phòng với họ trong tất cả các lĩnh vực. Hạm đội tàu ngầm của chúng tôi đang trong tình trạng khủng hoảng và chúng tôi phải mua khí tài mới”.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Parrikar tiếp tục đàm phán hợp đồng mua sắm 12 thủy phi cơ lưỡng dụng US-2 ShinMaywa với đối tác. Theo Jane’s Defence Weekly, Ấn Độ muốn mua hai thủy phi cơ từ Nhật Bản và tự sản xuất 10 chiếc còn lại trong nước theo giấy phép từ Tokyo.

Tổng giá trị hợp đồng khoảng 1,65 tỷ USD. Lễ ký kết có thể diễn ra vào đầu năm 2016. Ấn Độ có thể là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua trang thiết bị quốc phòng của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

The Diplomat nhận định, thủy phi cơ US-2 không phải là sản phẩm quá ấn tượng về công nghệ hay phần cứng, nhưng hợp đồng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ quốc phòng Nhật - Ấn.

Mỹ - Nhật - Ấn Độ tập trận thách thức Trung Quốc

Quân đội 3 nước Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn trên Thái Bình Dương để đối phó với tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Đối thủ khiến Hải quân Trung Quốc 'run bắn'

Một số báo Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh thể hiện sức mạnh của lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản, và công nhận nếu xảy ra tranh chấp thì đó thực sự là một "kình địch" đáng gờm.

 

 

 

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm