Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa nhanh nhất

Quân đội Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos phiên bản tấn công mặt đất với tầm bắn 300 km.

 

a
Tên lửa BrahMos rời bệ phóng trong thử nghiệm ngày 7/11. Ảnh: India Times

India Times đưa tin, ngày 7/11, quân đội Ấn Độ đã tổ chức bắn thử tên lửa hành trình chống hạm BrahMos từ bệ phóng di động trên đất liền. Vụ phóng thử diễn ra lúc 10h (giờ địa phương) tại trường bắn Pokhran. Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định ở khu vực sa mạc Rajasthan với độ chính xác rất cao.

Một quan chức quốc phòng Ấn Độ trao đổi với India Times rằng, tên lửa được bắn từ xe phóng tự hành có khả năng hoạt động độc lập. Đợt phóng thử này nhằm đánh giá kết quả đào tạo cũng như mức độ sẵn sàng chiến đấu của hệ thống.

“Hệ thống tên lửa BrahMos là loại vũ khí nguy hiểm và mạnh nhất của quân đội Ấn Độ đã chứng minh khả năng tấn công chính xác và hiệu quả cao trong thử nghiệm ngày hôm nay”, S.K. Mishra, giám đốc điều hành Liên doanh BrahMos Aerospace nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Selvin Christopher, tổng giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), chúc mừng quân đội và BrahMos Aerospace với thử nghiệm thành công lần này. Phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa BrahMos được đưa vào hoạt động trong quân đội Ấn Độ từ năm 2007.

a
Phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống hạm BrahMos. Ảnh: India Times

Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa DRDO, Ấn Độ và Phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyeniya, Nga. Định danh BrahMos là viết tắt của 2 con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva của Nga.

BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks của Nga. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), BrahMos là một trong những tên lửa hành trình chống hạm nhanh nhất thế giới với tốc độ pha cuối khoảng Mach 2,8 (3.430 km/h).

Tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng di động trên mặt đất và từ máy bay. BrahMos được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối, tầm bắn tối đa 300 km, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 1 m.

Các kỹ sư trang bị cho tên lửa với quỹ đạo bay cao – thấp kết hợp nhằm tránh bị phát hiện từ xa và gây khó khăn cho việc đánh chặn. Các chuyên gia quân sự ước tính, với tốc độ pha cuối lên tới Mach 2,8, đối phương chỉ có khoảng 15 đến 20 giây để phản ứng trước đợt tấn công của BrahMos.

5 vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc khiếp sợ

Một tạp chí quốc phòng của Mỹ nhận định Ấn Độ đang sở hữu 5 loại vũ khí có khả năng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho quân đội Trung Quốc nếu chiến tranh giữa hai nước bùng phát.

5 tên lửa diệt hạm đáng gờm nhất hành tinh

Brahmos, Club hay NSM là 3 trong số 5 tên lửa khiến mọi hạm đội trên thế giới phải dè chừng trong các trận hải chiến.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm