Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai Cập tố Qatar trả 1 tỷ USD cho khủng bố

Ai Cập đang đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra cáo buộc Qatar đã trao 1 tỷ USD tiền chuộc cho những kẻ khủng bố, hành động được cho là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.

AP đưa tin Ai Cập đang đề nghị Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) điều tra các báo cáo về việc Qatar "đã trả 1 tỷ USD cho một nhóm khủng bố hoạt động ở Iraq" để giải cứu 26 con tin, trong đó có các thành viên của hoàng gia.

Tại cuộc họp của HĐBA hôm 6/9, Phó Đại sứ Ai Cập tại LHQ Ihab Moustafa khẳng định toàn bộ 193 thành viên của LHQ đều có nghĩa vụ thực hiện các nghị quyết trừng phạt "nhằm ngăn không cho những kẻ khủng bố trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng các khoản tiền chuộc, hay những nhượng bộ chính trị".

Ông Moustafa nói nếu Qatar trao tiền chuộc cho nhóm khủng bố có liên hệ với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đó sẽ là "sự ủng hộ rõ ràng cho chủ nghĩa khủng bố" và "chắc chắn có những tác động tiêu cực đối với những nỗ lực chống khủng bố".

Qatar bi cao buoc tai tro khung bo anh 1
Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani (trái) gặp gỡ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi hồi tháng 3/2015. Ảnh: albawabaeg.com.

Trước đó, Financial Times đưa tin việc Qatar trả khoản tiền chuộc trị giá 1 tỷ USD cho các lực lượng có liên hệ al-Qaeda và Iran là "giọt nước làm tràn ly" khiến các nước láng giềng Vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Chỉ huy của các nhóm quân sự và quan chức chính phủ nói rằng Qatar đã bỏ ra khoản tiền trên để bảo đảm an toàn cho 26 người bị bắt cóc trong một cuộc đi săn chim ưng ở miền bắc của Iraq. Một số trong đó là thành viên của hoàng tộc Qatar.

Lực lượng mà Qatar trả tiền là 2 nhóm thường xuyên bị các nước Vùng Vịnh liệt vào "danh sách đen", gồm một nhóm thân al-Qaeda ở Syria và một nhóm quan chức an ninh Iran.

Hôm 5/6, 6 quốc gia Vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập, Yemen, Bahrain, Lybia cùng với Maldives bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

Ngày 6/6, Doha bày tỏ mong muốn Kuwait làm trung gian hòa giải với các nước Arab. Tuy nhiên, mọi việc trở nên trầm trọng hơn khi Mauritius và Mauritania là hai quốc gia tiếp theo tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar nâng tổng số nước "từ mặt" Doha lên 9 quốc gia.

Sự kiện này được đánh giá là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất khu vực Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Lạnh và đặt Washington vào thế vô cùng khó xử khi quân đội Mỹ hiện đồn trú tại cả UAE, Bahrain và Qatar.

3 thách thức với Qatar sau khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao Là quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới nhờ sản xuất dầu mỏ và khí đốt, nền kinh tế Qatar vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn sau khi bị các nước vùng Arab cô lập.

Nghịch lý Qatar giàu có nhưng quân đội yếu

Dù Qatar là quốc gia giàu có nhưng quân đội nước này có quân số nhỏ bé với khoảng 12.000 người cùng trang bị chiến đấu ít ỏi, phần lớn phụ thuộc vào hợp tác an ninh với Mỹ.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm