Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ACB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 27.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho ACB tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.400 tỷ đồng từ mức hiện tại lên 27.019 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết mức tăng này tương đương hơn 25% so với số vốn hiện nay của ngân hàng là 21.615 tỷ đồng. Hình thức tăng vốn được chấp thuận là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Đây là kế hoạch đã được ban lãnh đạo ACB trình và được các cổ đông thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra tháng 4 vừa qua.

Theo kế hoạch, ACB sẽ phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá đạt trên 5.400 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành sẽ được lấy từ lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận các năm trước tính đến cuối năm 2020.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể dùng để chia cổ tức của ACB lên tới 7.819 tỷ đồng.

Bãn lãnh đạo ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm mục đích đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đáp ứng các nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Ngoài ra, nguồn vốn tăng thêm cũng sẽ được sử dụng để cải tạo, đầu tư mới các dự án chiến lược giai đoạn 2019-2024.

KẾT QUẢ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HÀNG NĂM CỦA ACB

Nhãn20142015201620172018201920202021 kế hoạch
LNTT tỷ đồng 121513141667165663897516959610602

Cùng với kế hoạch tăng vốn này, ACB ước tính tổng tài sản cả năm nay sẽ tăng khoảng 10%, đạt gần 490.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu tiền gửi khách hàng và tín dụng dự kiến đều tăng 9% so với năm 2020 và tỷ lệ nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ.

Với các chỉ tiêu này, ACB kỳ vọng thu về khoản lợi nhuận trước thuế 10.602 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020 và là lần đầu tiên vượt mốc chục nghìn tỷ.

ACB cũng dự kiến duy trì mức chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu trong năm 2021.

Theo báo cáo tài chính quý I năm nay, ngân hàng này đã thu về 3.104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ACB đã hoàn thành 29% kế hoạch lợi nhuận sau 1/4 năm tài chính 2021.

Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 449.500 tỷ đồng, tăng 1,1% so với đầu năm. Trong khi chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,1%, đạt trên 324.300 tỷ đồng, thì tiền gửi khách hàng lại giảm 0,3%, hiện ở mức 352.200 tỷ.

ACB duoc chap thuan tang von len hon 27.000 ty dong anh 1

Diễn biến giá cổ phiếu ACB từ đầu năm đến nay. Nguồn: Tradingview.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đến cuối quý I ở mức 0,92%, tăng so với mức 0,6% hồi cuối năm 2020.

Trên thị trường chứng khoán, dù vẫn duy trì được xu hướng tăng giá cao hơn thị trường chung nhưng so với hầu hết cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, đà tăng của cổ phiếu ACB tương đối khiêm tốn.

Trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức tăng ba chữ số trong một năm trở lại đây thì con số này bên phía ACB mới chưa đạt 30%. Hiện mỗi cổ phiếu ACB được giao dịch với giá 36.450 đồng (cuối ngày 14/5), trong khi giá một năm trước đã là trên 28.000 đồng/cổ phiếu.

Nếu tính từ đầu năm đến nay, thị giá ACB cũng mới tăng khoảng 27%, cao gấp đôi đà tăng của VN-Index nhưng lại thấp hơn nhiều lần so với các cổ phiếu ngân hàng khác như VPBank (95%); VIB (89%); LienVietPostBank (85%); SHB (83%); Sacombank (50%); hay Techcombank (47%)…

Lãnh đạo ACB nhận khuyết điểm về công ty con

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy khẳng định ngân hàng không thoái vốn khỏi công ty chứng khoán ACBS và đang tìm đối tác chiến lược để cùng phát triển mảng kinh doanh này.

Tham vọng lợi nhuận lần đầu vượt 10.000 tỷ của ACB

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 của ngân hàng ACB tăng 10% so với mức lãi 9.596 tỷ đồng của năm 2020.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm