Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 trận thua lịch sử của nước mạnh trước nước yếu (kỳ 1)

Việc quân đội Hy Lạp đẩy lui lực lượng phát xít Italy là chiến thắng đầu tiên của phe Đồng minh trước khối Trục trong Đại chiến thế giới lần thứ hai.

Hy Lạp đẩy lùi quân phát xít Italy

Sau khi Đức Quốc xã châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và chiếm hàng loạt nước một cách dễ dàng, chính quyền Italy gửi tối hậu thư cho Hy Lạp để yêu cầu Athens dâng một số vùng lãnh thổ, Mirror đưa tin. Có lẽ nhà độc tài Mussolini của Italy nghĩ rằng Hy Lạp sẽ thực hiện yêu cầu của ông ta vì thực lực quân sự của Hy Lạp yếu hơn rất nhiều so với Italy.

Binh lính Hy Lạp chống trả quân đội Italy trong năm 1940. Ảnh: defencemedianetwork.com
Binh lính Hy Lạp chống trả quân đội Italy trong năm 1940. Ảnh: defencemedianetwork.com

Nhưng thật không may cho Mussolini, chính phủ Hy Lạp quyết không dâng lãnh thổ cho ông ta. Giới truyền thông đưa tin Metaxas, nhà lãnh đạo Hy Lạp trong thời kỳ đó, đã đáp lại tối hậu thư của Italy bằng câu: "Chiến tranh phải nổ ra rồi".

10 trận bao vây đẫm máu nhất trong lịch sử (kỳ 3)

Với số người chết có thể lên tới 2,5 triệu, nhiều sử gia tin rằng trận chiến Leningrad tại Nga trong Thế chiến II là cuộc bao vây tàn khốc nhất trong lịch sử loài người.

Trước khi chiến tranh nổ ra, Hy Lạp duy trì quan hệ thân thiện với Adolf Hitler vì lợi ích thương mại. Nhưng tối hậu thư của Italy cùng mối họa chiến tranh đã khiến người dân Hy Lạp trở nên đoàn kết trước kẻ thù chung. Cuộc xâm lăng của quân đội Italy diễn ra vào ngày 28/10/1940. Quân đội Hy Lạp đã đẩy lui đối phương và buộc họ rút vào Albania trong hai tuần. Sau đó quân Hy Lạp bao vây quân Italy trong 5 tháng, đồng thời chiếm nhiều lãnh thổ của đối phương trong quá trình tiến quân. Tình hình của quân Italy trở nên tồi tệ đến nỗi Mussolini phải cầu cứu Hitler.

Một đơn vị thiết giáp Đức trên lãnh thổ Hy Lạp. Ảnh:
Một đơn vị thiết giáp Đức trên lãnh thổ Hy Lạp. Ảnh:blogspot.com

Theo yêu cầu của đồng minh, Hitler đưa lính Đức vào lãnh thổ Hy Lạp để giải vây cho Italy. Hy Lạp thất bại trước quân Đức, nhưng niềm tin vào khả năng bách chiến bách thắng của phe Trục đã tan vỡ. Kỳ tích của Hy Lạp trước Italy trở thành chiến thắng quân sự đầu tiên của phe Đồng minh đối với phe phát xít. Vì can thiệp vào Hy Lạp nên Hitler phải hoãn việc tấn công Liên Xô, còn tinh thần của những quốc gia đối đầu với Đức và Italy tăng rõ rệt.

Thành nhỏ tại Albania thách thức đế quốc Ottoman

Trong thế kỷ 15, Ottoman thực sự là một đế quốc đáng sợ. Với lực lượng quân đội khổng lồ và dày dạn kinh nghiệm chiến đấu cùng hệ thống những nhà chỉ huy quân sự giỏi, họ gieo rắc nỗi kinh hoành trên những đất nước mà họ muốn thôn tính.
George Kastrioti, một vị tướng người Albania trong quân đội Ottoman, đã quyết định đào ngũ khi vua Ottoman xâm lược Albania. Ngay khi phát hiện hành động đào ngũ của George, người Thổ phái 100.000 lính tới thành Kruja, nơi George và binh sĩ của ông đóng quân. Trước đó George đã lật đổ vị chỉ huy người Thổ trong thành và thiết lập chính quyền của người Albania.

Một tranh về trận chiến tại thành Kruja. Ảnh:
Một tranh về trận chiến giữa người Albania và quân Thổ tại thành Kruja. Ảnh: Flickr

George không có nhiều binh sĩ để chống lực lượng hùng mạnh của quân Ottoman, song ông biết cách đào tạo nông dân thành binh sĩ nhờ kinh nghiệm của ông khi chiến đấu trong hàng ngũ quân Thổ. Trong chiến dịch vây hãm thành Kruja, số lượng quân Ottoman lớn hơn quân Albania ít nhất 5 lần. Ngoài ra quân Ottoman còn có lợi thế rõ rệt về vũ khí.

Mặc dù vậy, quân Ottoman không thể chiếm thành sau khi bao vây tới 5 tháng. Họ mất hơn 20.000 binh sĩ - con số lớn hơn cả số chiến binh bên phía Albania. Cuối cùng quân Ottoman phải từ bỏ mục tiêu chiếm thành và rút lui do tinh thần của binh sĩ giảm thê thảm và mùa đông sắp tới.

10 khẩu súng nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh

Sự ra đời của những khẩu súng hay đại bác làm thay đổi cách giết người trên chiến trường, biến những cuộc chiến tranh trở nên tàn khốc hơn.


Trong những năm tiếp theo, George tiếp tục giành hàng loạt thắng lợi trước quân đội Ottoman. Kỳ tích của ông khiến cả châu Âu kinh ngạc. Song mạch trận thắng của quân Albania không thể kéo dài thêm do không cường quốc châu Âu nào muốn giúp một đất nước nhỏ như Albania. Thành Kruja thất thủ vào năm 1478, tức khoảng 10 năm sau khi George chết và 28 năm sau khi quân Ottoman bao vây thành lần đầu tiên. Mặc dù vậy, tên tuổi của George trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người Albania trước một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.

Một thành của Hungaria đứng vững trước đế quốc Ottoman trong 44 năm

Có lẽ do đế quốc Ottoman quá mạnh nên họ không quan tâm tới việc rút ra bài học từ những thất bại. Vào năm 1552, Suleiman Đại đế của Ottoman quyết định xâm lăng thành phố Eger của Hungaria. Lực lượng thôn tính Eger gồm khoảng 80.000 binh sĩ. Trong khi đó, thứ duy nhất mà Eger có thể trông cậy chỉ là những bức tường cao của lâu đài Eger trên sườn đồi phía đông của thành phố và khoảng hơn 2.000 chiến binh - gồm lính chính quy, nông dân và mấy chục phụ nữ. Số lượng người vận chuyển lương thực và những loại hàng hóa khác của quân Thổ đã vượt con số 2.000. Thế nhưng thứ quyết định chiến thắng trong cuộc chiến lại không nằm trong tay quân Ottoman. 

Cảnh tượng cuộc chiến tại thành Eger vào  năm 1552 trong một tác phẩm hội họa. Ảnh: blogspot.com
Cảnh tượng cuộc chiến tại thành Eger vào năm 1552 trong một tác phẩm hội họa. Ảnh: blogspot.com

Dàn pháo của quân Thổ mạnh đến nỗi phần lớn tường thành của lâu đài Eger biến thành đống đổ nát trong thời gian ngắn. Thế nhưng lính Thổ tấn công liên tục trong gần một tháng mà không thể vào thành do sự kháng cự quyết liệt của người Hungaria. Nhờ sự sáng tạo của một số vị tướng, quân Hungaria chế tạo hàng loạt vũ khí hoàn toàn mới - như một dạng lựu đạn đơn giản nhưng gây sát thương lớn, những thùng thuốc nổ - để chống các đợt công thành. Họ còn nhồi thuốc nổ vào bánh xe của cối xay gió rồi lăn chúng vào giữa hàng ngũ quân Thổ. Số binh sĩ Thổ tử trận lớn gấp khoảng 4 lần tổng số quân của đối phương. Sau 39 ngày, quân Thổ rút lui.

Eger tiếp tục đứng vững trước quân Thổ tới tận năm 1596, khi khoảng 7.000 quân phòng thủ (gồm phần lớn là lính đánh thuê) đầu hàng. Sau đó người Thổ chiếm pháo đài trong 91 năm tiếp theo. Mặc dù vậy, ngày nay người dân Hungaria vẫn coi chiến thắng Eger là biểu tượng của tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Kim Cương

Bạn có thể quan tâm