Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 sự thật bất ngờ về các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ

Lịch sử tranh luận tổng thống Mỹ từng chứng kiến không ít những sự kiện đặc biệt như hai ứng viên đứng cách nhau 5.000 km hay các đối thủ yên lặng gần nửa giờ đồng hồ.

Tranh luận bầu cử, chính trị gia đấm nhau trên truyền hình Giữa cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, một ứng viên bất ngờ hất nước vào mặt đối thủ rồi tung nắm đấm. Sự việc xảy ra hôm 27/9 trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Georgia.

Các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình là một nét đặc thù của bầu cử tổng thống Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lá phiếu của những cử tri còn do dự. Tuy nhiên, không nhiều người biết về lịch sử và những điểm đặc biệt về các cuộc tranh luận tổng thống ở xứ cờ hoa.  

Lịch sử khá ngắn

Thời kỳ đầu lập quốc, vận động tranh cử bị các ứng viên tổng thống coi là không chính đáng, kể cả tổ chức tranh luận trước công chúng. Chỉ đến thế kỷ 20, khi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John F. Kennedy và Phó tổng thống Richard Nixon thuộc đảng Cộng hòa đối mặt tại trường quay ở Chicago ngày 26/9/1960, nước Mỹ mới bắt đầu quan tâm tới tranh luận tổng thống.

Mặc dù cuộc "so găng" Kennedy - Nixon thu hút số lượng khán giả khổng lồ, phải đến 16 năm sau, các cuộc tranh luận này mới được tiếp tục. Tổng thống Lyndon Johnson đã từ chối tranh luận vào năm 1964, Nixon cũng làm điều tương tự vào các năm 1968, 1972. 

Cuộc tranh luận đầu tiên được truyền hình trực tiếp qua tivi năm 1960, giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ là Phó tổng thống Richard Nixon và Thượng nghị sỹ John F. Kennedy. Ảnh: CNN

Tranh luận tổng thống được quy định trong luật 

Đạo luật truyền thông 1934 quy định các đài truyền hình, truyền thanh phải dành cho tất cả các ứng viên tổng thống thời lượng xuất hiện bằng nhau.

Do vậy, để hợp pháp hóa cuộc tranh luận năm 1960 chỉ dành riêng cho hai ứng viên Kennedy và Nixon, Quốc hội Mỹ đã tạm thời cho ngưng áp dụng điều khoản nói trên.

Chỉ tới năm 1975, Ủy ban Truyền thông liên bang mới cho phép tổ chức tranh luận giữa hai ứng viên đảng lớn mà không cần đạo luật đặc biệt của quốc hội. 

Ứng viên tranh luận cách nhau 5.000 km

Vòng tranh luận thứ ba trong mùa bầu cử 1960 giữa Kennedy và Nixon diễn ra theo cách đặc biệt khi hai ứng viên không xuất hiện trên cùng một sân khấu.

Họ có mặt tại hai trường quay được dàn dựng giống hệt nhau, cách nhau gần 5.000 km. Kennedy ở New York, Nixon ở Hollywood (California), trong khi người điều khiển chương trình lại ngồi tại một trường quay khác.

Cũng nhờ vậy mà các ứng viên chẳng phải trải qua những khoảnh khắc khó xử như bắt tay miễn cưỡng hay tươi cười gượng gạo.

Vòng tranh luận thứ ba mùa bầu cử 1960 diễn ra theo cách đặc biệt, khi hai ứng viên ghi hình tại hai trường quay cách nhau tới gần 5000 km. Ảnh: AP

Các đối thủ yên lặng gần nửa giờ đồng hồ

Mùa bầu cử thứ hai tổ chức tranh luận diễn ra vào năm 1976 giữa hai ứng viên Gerald Ford và Jimmy Carter. Vòng tranh luận trong mùa này bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật khiến hai ứng viên chỉ có 9 phút đối đáp trên truyền hình.

Trong 27 phút còn lại, khán giả nhìn thấy họ đứng bất động trong trường quay. Sự cố khiến người dẫn chương trình Harry Reasoner của đài ABC phải lên tiếng với khán giả rằng đây “không phải là âm mưu chống lại Thống đốc Carter hay Tổng thống Ford”. 

Tranh luận vẫn diễn ra dù vắng mặt ứng viên 

Tổng thống Jimmy Carter cho rằng tranh luận giữa 3 người chẳng khác gì “họp chợ”. Vào năm 1980, ông từ chối tham gia bất cứ cuộc tranh luận nào có cả ứng viên đảng Cộng hòa Ronald Reagan và ứng viên độc lập John Anderson. Vị tổng thống đương nhiệm vắng mặt khi hai đối thủ đấu khẩu trên sân khấu ngày 21/9/1980.

Mặc dù vậy, cuối cùng ông cũng có được buổi tranh luận "1 đối 1" chỉ vài hôm trước ngày bầu cử. Trong màn so găng giữa Carter và đối thủ đảng Cộng hòa, người ta nhớ mãi câu nói nổi tiếng “There you go again” (tạm dịch: “Ông lại thế nữa rồi”) của Reagan khi ông đáp trả chỉ trích của Tổng thống Carter về chính sách chăm sóc sức khỏe.

Tổng thống Jimmy Carter cuối cùng cũng có được cuộc tranh luận "1 đối 1" mà ông mong muốn trước khi diễn ra ngày bầu cử. Ảnh: AP

Nhiều đài truyền hình chiếu bóng chày thay tranh luận tổng thống

Các chiến dịch tranh cử luôn diễn ra vào mùa thu, đúng lúc người Mỹ bị cuốn vào hai tâm điểm giải trí lớn là giải đấu bóng chày và chương trình truyền hình mới. Do vậy, sự kiện chính trị quan trọng như tranh luận tổng thống không phải lúc nào cũng được ưu tiên phát sóng.

Những năm qua, nhiều đài truyền hình chọn chiếu bóng chày thay vì các cuộc tranh luận. Năm 2000, đài NBC bỏ qua 2 trong 3 vòng tranh luận để phát sóng các trận play-off gay cấn, trong khi Fox bỏ một vòng để ra mắt tập đầu bộ phim “Dark Angel” (Thiên thần bóng tối), series hành động giả tưởng có sự tham gia của nữ diễn viên nóng bỏng Jessica Alba. 

Bà Clinton lại thắng trong thăm dò sau tranh luận lần 2

Khảo sát nhanh sau buổi tranh luận tổng thống Mỹ lần 2 cho thấy bà Clinton tiếp tục là người chiến thắng, dù không thực sự áp đảo như lần trước.

Bê bối với phụ nữ làm nóng tranh luận tổng thống Mỹ lần hai

Khán phòng tranh luận luôn nóng vì những màn công kích qua lại mà hai ứng viên tổng thống dành cho nhau, từ chuyện nội bộ nước Mỹ, chính sách đối ngoại đến những bê bối cá nhân.

An An

Bạn có thể quan tâm