Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành chỉ đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).

Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết ước tính 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).

Trong đó, chỉ có 5/11 bộ, ngành có số giải ngân, tập trung chủ yếu ở Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (47,4%), Bộ Giao thông Vận tải (30,9%) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (30,6%)... Hai bộ còn lại có số giải ngân rất ít là Bộ Tài nguyên và Môi trường (4,2%) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (5,3%).

Đáng chú ý, hiện nay 6 bộ, cơ quan Trung ương còn lại chưa có giải ngân là Đại học quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội (mới được phê duyệt điều kiện cho vay lại, ký hiệp định vay phụ và hợp đồng ủy quyền); các đơn vị còn lại gồm Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá mặc dù kết quả giải ngân vốn đầu tư nguồn vốn nước ngoài trong nửa đầu năm có tiến bộ so với năm 2021 và 2022 song vẫn còn chậm, mới chỉ đạt khoảng 27,2% kế hoạch.

"Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chậm là do dự án đã được bố trí vốn, đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai nên ảnh hưởng đến việc giải ngân như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế...", lãnh đạo Bộ này nhìn nhận.

Cùng với đó, dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay, dẫn tới chậm ký kết hợp đồng do không đảm bảo nguồn vốn thực hiện, dẫn tới nhiều gói thầu chậm triển khai. Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.

Năm 2023, các bộ ngành, địa phương được giao trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công tổng vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng 140.000 tỷ so với năm ngoái và 260.000 tỷ đồng so với năm 2021.

Tổng số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 phân bổ cho 5 địa phương gồm: TP.HCM, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long) tương đối lớn (hơn 92.000 tỷ đồng), chiếm hơn 10% tổng số vốn đầu tư công năm 2023 của cả nước.

Song, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm của các địa phương vẫn thấp, chỉ đạt 7,6% kế hoạch vốn năm 2023 được giao (tính cho cả kế hoạch vốn cấp phát và vay lại). Mới có 8/50 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 13/50 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Bộ Tài chính cho biết sẽ triển khai một số biện pháp như bảo đảm thời gian xử lý đơn rút vốn đúng qui định; tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các địa phương được giao nhiều kế hoạch vốn; tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ...

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Reuters: Thaco xem xét bán 20% cổ phần của Thaco Auto

Thaco đang cân nhắc bán khoảng 20% cổ phần của Thaco Auto với giá trị khoảng 5 tỷ USD để đầu tư cho các dự án bất động sản của tập đoàn.

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô lắp ráp trong nước từ ngày 1/7

Chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực trong 6 tháng và áp dụng từ 1/7.

Nông sản Việt thu hàng tỷ USD từ thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Riêng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt tới 175,57 tỷ USD.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm