U-31
11 chiếc tàu ngầm lớp U- 31 đã được chế tạo từ những năm 1912 và năm 1915. Chúng đều tham chiến trong Chiến tranh thế giới Thứ nhất và Thứ hai, đặc biệt là trong Trận chiến Đại Tây Dương kéo dài 6 năm (1939-1945). Cao điểm của trận chiến là những năm 1940 - 1943 khi tàu ngầm và các chiến hạm của hải quân Đức (Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều tàu buôn và chiến hạm của Mỹ và Anh. 4 tàu ngầm lớp U (U-35 , U-39 , U-38 và U-34 ) trong số 11 chiếc đó được cho là bốn “sát thủ” hàng đầu trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Mặc dù trên lý thuyết, các tàu ngầm lớp U sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế (săn bắt tàu hàng), phong tỏa bờ biển chống chuyên chở đường thủy.
U- 31 đại diện cho loại tàu ngầm tiên tiến nhất về công nghệ tàu ngầm Đức thời đó. Nó có nhiều ưu điểm, một khẩu súng để phá hủy các các tàu vận tải cỡ nhỏ, tốc độ cơ động, khi nổi nhanh hơn khi lặn. Đặc điểm này cho phép U-31 linh hoạt hơn khi chiến đấu với các tàu nổi trên mặt nước. Thủ tướng Anh Winston Churchill từng viết: "Điều duy nhất khiến tôi kinh sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa tàu ngầm U-31 của quân Đức".
Balao
Tàu ngầm lớp Balao là một thiết kế thành công của Hải quân Mỹ được dùng trong Chiến tranh thế giới Thứ hai. Với 128 chiếc được đóng, đây là loại tàu ngầm được sử dụng nhiều nhất trong lực lượng Hải quân Mỹ. Nó được cải tiến từ mẫu tàu ngầm lớp Gato trước đó nên có một số thay đổi nhỏ phía trong. Một thay đổi dễ thấy nhất là nó sử dụng một lớp thép dày hơn và độ đàn hồi cao hơn ở phần vỏ chịu lực của tàu, điều này cho phép tàu có thể lặn sâu tới 120m.
So với các tàu kiểu VII của Đức lúc đó, mặc dù tính cơ động không bằng, nhưng Balao có pháo lớn hơn, tầm bắn xa hơn, nhiều ống phóng ngư lôi hơn và tốc độ cũng nhanh hơn. Nó có thể hoạt động trong các môi trường khác nhau cũng như dễ dàng chiến thắng đối thủ trong một trận tác chiến chống ngầm.
Tàu ngầm lớp Balao là loại tàu ngầm thành công của hải quân Mỹ, một chiếc thuộc lớp này là USS Archer-Fish (SS-311) đã đánh chìm chiếc tàu sân bay Shinano lớn nhất của Nhật Bản.
Chỉ có 11 trong số 120 tàu Balao bị mất và 2 chiếc bị tai nạn sau chiến tranh. Sau Thế chiến 2, tàu ngầm lớp Balao đã được chuyển giao cho một số nước đồng minh của Mỹ và nó tiếp tục phục vụ thêm nhiều thập kỷ nữa.
Tàu ngầm kiểu XXI
Tàu ngầm kiểu XXI cũng được biết đến như "Elektroboote", là loại tàu ngầm đầu tiên được thiết kế hoàn toàn cho việc lặn hơn là vệc nổi trên mặt nước vì nó có khả năng lặn xuống rất nhanh đồng nghĩa với việc có thể tránh được việc bị phát hiện cũng như có thể thực hiện tấn công bất ngờ đối phương.
Thay đổi lớn nhất của tàu ngầm kiểu XXI so với các loại cùng thời là khả năng nâng cấp số lượng ắc quy mà nó có thể mang theo (chất lượng tích trữ điện của ắc quy được cải tiến), gần như gấp ba lần tàu ngầm Kiểu 7C. Điều này cho phép tầm hoạt động dưới nước của loại tàu này tăng lên đáng kể cũng như giảm thời gian phải nổi trên mặt nước so với các loại tàu ngầm khác. Chúng có thể di chuyển dưới mặt nước với tốc độ 5 knot (9 km/h) trong 2-3 ngày trước khi phải thay ắc quy, một công đoạn sẽ phải mất đến gần 5 giờ sử dụng ống thông hơi lên mặt nước để chạy động cơ diesel so với các tàu ngầm khác. Kiểu XXI cũng hoạt động im lặng hơn kiểu 7C, khiến cho nó rất khó bị phát hiện khi đang lặn.
Tàu ngầm kiểu XXI có hình dáng khí động học và vỏ tàu được mài nhẵn như mặt gương giúp nó có khả năng di chuyển với tốc độ cao khi lặn. Khả năng cơ động qua các tàu nổi trên mặt nước cũng như khả năng lặn sâu xuống nhanh hơn khiến nó trở nên khó bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nó có khả năng tăng tốc đột ngột và chạy nhanh hơn tốc độ trung bình của mình để thoát thân trước các cuộc tấn công của đối phương hay nhanh chóng chiếm vị trí thuận lợi để tấn công càng nhanh càng tốt, đây là đặc điểm mà các loại tàu ngầm cũ không có. Điều này khiến nó trở nên được chú trọng và thường xuyên hơn trong việc được giao các nhiệm vụ như đánh chìm tàu sân bay hay hộ tống các tàu vận tải.
Từ năm 1943 đến 1945 đã có 118 chiếc tàu loại này được lắp ráp. Vỏ tàu được chế tạo bằng cách đúc thành 8 đoạn, công đoạn cuối cùng là lắp ráp chúng với nhau và sau đó mài nhẵn tại xưởng đóng tàu. Phương pháp đóng tàu mới này rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 6 tháng cho mỗi tàu, tuy nhiên trên thực tế mỗi tàu được lắp ráp lại có vài vấn đề về kỹ thuật riêng vì thế chúng đòi hỏi phải trải qua các công đoạn sửa lỗi. Kết quả là với 118 chiếc được đóng, chỉ 4 chiếc có thể đưa vào chiến đấu trước khi chiến tranh kết thúc tại châu Âu.
George Washington
Đây là loại tàu ngầm hạt nhân được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo Polaris, có khả năng tấn công mục tiêu cách xa khoảng 1.800km với những đầu đạn hạt nhân tương đương với 600.000 tấn thuốc nổ. George Washington dù cơ động tương đối chậm khi tấn công các tàu ngầm khác nhưng lại vô cùng yên tĩnh, nó đi tiên phong trong công nghệ tàng hình. Nó được hạ thủy ngày 1/11/1958 và được tháo dỡ ngày 30/4/1986 sau hơn 25 năm phục vụ.
Los Angeles
Tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles của Mỹ được đánh giá là chạy êm nhất thế giới. Đã có 62 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles được đóng và hoạt động trên các đại dương. Chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế trang bị vào ngày 13/10/1976. Chiếc cuối cùng trong lớp tàu đa nhiệm này, USS “Cheyennе”, được đưa vào biên chế ngày 13/9/1996.
Nhiệm vụ trọng tâm của tàu ngầm lớp Los Angeles là chiến đấu chống ngầm, tiến hành các hoạt động trinh sát, đổ bộ lực lượng biệt kích đa nhiệm, tấn công các mục tiêu trên mặt nước và trên bờ biển, rải thủy lôi và tiến hành các nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.
Los Angeles có tốc độ trên mặt nước: Đến 8m/s. Tốc độ lặn ngầm: 15m/s, và cực đại là 35 m/s trong thời gian ngắn. Độ sâu lặn ngầm: 250—280 m. Độ sâu giới hạn: 450 m. Thủy thủ đoàn: 14 sĩ quan và 127 thủy thủ. Lượng giãn nước trên mặt nước: 6082-6330 tấn. Lượng giãn nước khi lặn: 6927-7177 tấn. Chiều dài thân tàu: 109,7 m. Chiều rộng thân tàu: 10,1 m. Mức ngấn nước khi nổi: 9,4 m
Tàu được trang bị chủ yếu là vũ khí thông thường có khả năng tấn công ngầm, mặt nước và bờ biển, do đó là những tàu đầu tiên được trang bị hệ thống điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất ASBU được định danh thời điểm đó là AN/BSY-1. Tên lửa hành trình là vũ khí chủ yếu của tàu ngầm Los Angeles. Những tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ năm 1982 được lắp đặt 12 ống phóng tên lửa Tomahawk thẳng đứng, đồng thời lắp đặt hệ thống điều hành tác chiến CCS Mark 2.
Bắt đầu từ tàu ngầm SSN-768, Los Angeles được lắp chân vịt có độ ồn thấp hơn và loại bỏ các bánh lái ngang. Từ năm 2000-2003, 4 chiếc tàu ngầm được lắp container Dry Deck Shelter để vận chuyển các lực lượng biệt kích, các đội biệt kích người nhái, thiết bị dưới nước, thiết bị lặn ngầm. Thời gian phục vụ của tàu ngầm hạt nhân khoảng 30 năm, nhưng có thể kéo dài đến 42 năm cùng với một lần nạp lại nhiên liệu hạt nhân. 9 chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đã tham gia tác chiến trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh Persique năm 1991.