Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lực lượng cảnh sát mật tàn bạo nhất lịch sử

Từng trực tiếp tham gia thảm họa diệt chủng Holocaust trong Thế chiến II, Gestapo dưới thời Đức Quốc xã là một trong số những lực lượng cảnh sát mật tàn ác nhất thế giới.

Gestapo

ga
Gestapo truy đuổi người trong một bộ phim. Ảnh: wonkosworld.co.uk

Gestapo là tên gọi tắt của Geheime Staaspolizei. Đây là lực lượng cảnh sát bí mật do Đức Quốc xã thành lập năm 1933. Theo The Richest, Gestapo là công cụ chính trị để đàn áp những người chống chế độ Đức Quốc xã, khủng bố, bắt giữ những người Do Thái và trực tiếp tham gia thảm họa diệt chủng Holocaust trong Chiến tranh Thế giới II. Từ lực lượng cảnh sát đơn thuần, Gestapo trở thành lực lượng bán quân sự dưới sự lãnh đạo của Hermann Goring. Thành viên của Gestapo tiến hành các vụ thủ tiêu người Do Thái tại các khu biệt cư (ghetto) hay vận chuyển tù nhân tới các trại tập trung. Sau khi Đức Quốc xã thua trong Chiến tranh Thế giới II, tòa án quốc tế Nuremberg tuyên bố Gestapo là một tổ chức tội phạm và xử các cá nhân của nhóm này vì phạm tội ác chiến tranh. 

Những sai sót ngớ ngẩn của mật vụ bảo vệ Obama

Trong những năm gần đây, lực lượng mật vụ chuyên trách đảm bảo an toàn tính mạng cho Tổng thống Mỹ Barack Obama liên tục bị chỉ trích vì phạm sai lầm ngớ ngẩn.

Lực lượng cảnh sát mặc như tu sĩ của Sa hoàng Nga

Ảnh: Wikipedia
Oprichniki là lực lượng cảnh sát bí mật do Sa hoàng thành lập.Ảnh:Wikipedia

Dù chỉ tồn tại trong 7 năm (từ 1565 đến 1572), hoạt động của lực lượng cảnh sát mật Oprichniki do Sa hoàng Ivan bạo chúa thành lập thực sự khiến người dân khiếp đảm. Mặc trang phục như những tu sĩ, mang biểu tượng hình đầu chó bị chặt lìa và một cây chổi, các thành viên của Oprichniki thực hiện các chiến dịch tàn bạo chống các cuộc nổi dậy tiềm tàng mà Sa hoàng muốn dập tắt, RT cho hay.

Những chuyện khó tin ở nhà tù kỳ dị nhất thế giới

Quản giáo đứng bên ngoài hàng rào cao vút của nhà tù San Pedro để đảm bảo không phạm nhân nào có thể trốn thoát trong khi tù nhân tự quản ở phía bên trong.

Oprichniki sử dụng các phương pháp tra tấn và hành quyết dã man đối với đối tượng của lực lượng này, như đóng cọc xuyên người, dội nước sôi. Một trong số những hoạt động tàn bạo nhất của Oprichniki là vụ thảm sát 1.500 quý tộc và khoảng 3.000 dân thường trên khắp Novgorod (một nước cộng hòa trong lịch sử Nga thời trung cổ). Do lo ngại về sự lớn mạnh không thể kiếm soát của Oprichniki, Sa hoàng đã giải tán đội cảnh sát do chính ông ta thành lập. 

Santebal

Một bé trai Campuchia đứng trong trại tị nạn ở Thái Lan. Gia đình đưa em sang Thái Lan để thoát chế độ diệt chủng ở Campuchia.
Một bé trai Campuchia đứng trong trại tị nạn ở Thái Lan. Gia đình đưa em sang Thái Lan để thoát chế độ diệt chủng ở Campuchia. Ảnh: layersofthailand.com

Lực lượng cảnh sát mật Santebal ra đời dưới chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia. Tuol Sleng, trại tù khét tiếng do Santebal quản lý, là nơi giam 20.000 người từ năm 1976 đến 1978. Chỉ 7 người trong số tù nhân ấy sống sót, Bangkok Post khẳng định. Santebal là một công cụ chính của nạn diệt chủng. Trong vòng chưa đầy 11 năm, cảnh sát mật và những lực lượng khác của Khmer Đỏ đã thủ tiêu gần 2 triệu người. 

SAVAK

Ảnh: kelimecik.com
SAVAK thẳng tay trị những phần tử bất đồng chính kiến.Ảnh: kelimecik.com                                                           

SAVAK là đội cảnh sát mật của Iran từ năm 1957 tới 1979 dưới thời Vua Mohammad Reza Shah Pahlavi. Nhiệm vụ của họ là đàn áp thẳng tay những phần tử bất đồng chính kiến bằng nhiều biện pháp tra tấn như sốc điện, nhổ răng và móng tay hay dội nước sôi. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo 1976, Thủ tướng Iran lúc bấy giờ là Shapour Bakhtiar đã ra lệnh giải tán SAVAK và thành lập một lực lượng cảnh sát bí mật mới có tên SAVAMA. The Washington Post dẫn lời nhiều nhà sử học cho rằng SAVAMA cũng giống tổ chức tiền thân của nó, bởi họ vẫn duy trì các biện pháp tra tấn tàn bạo như trước.

Những vụ hành quyết kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng liên tục thực hiện các vụ hành quyết kinh hoàng và man rợ khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

OCRB

Ảnh: Wikipedia
Thành viên của OCRB. Ảnh: Wikipedia

Ra đời vào những năm đầu của thập niên 90, Văn phòng Trung ương Trấn áp nạn cướp bóc (OCRB) là lực lượng cảnh sát mật của Cộng hòa Trung Phi. Nhiệm vụ của OCRB là diệt trừ kẻ cướp sau hàng loạt cuộc nổi dậy và tình trạng hỗn loạn lan rộng khắp đất nước. Tổ chức này thường đưa ra quyết định tra tấn hoặc hành quyết những người mà họ nghi ngờ phạm tội mà không xét xử. 

Phương tiện độc đáo của cảnh sát giao thông thế giới

Cảnh sát Ai Cập cưỡi lạc đà, cảnh sát Pháp trượt patin, trong khi cảnh sát giao thông ở UAE là công việc khiến nhiều người thèm muốn vì được sử dụng dàn xe siêu sang.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm