Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Yêu nhau chi để lỡ làng nhau ra

Thường thì, đi qua một cuộc tình, khi nhìn lại ta mới biết vì sao mà dang dở. Bài thơ “Trớ trêu” của Đào Phong Lan là tiếng thở dài thầm lặng trước điều ngang trái ấy.

Mùa đông giăng võng ngang trời

Để hàng cây trút những lời chia xa

Và người đi qua đời ta

Như là mắc nợ...

Như là trớ trêu...

***

Mà môi trót buột lời yêu

Mà tim trót níu những điều nhớ mong

Qua đò nấn ná dòng sông

Lên bờ nấn ná mênh mông đất trời.

***

Giá ta cầm tiếng yêu người

Đem đi mà đổi được thời cả tin!

Giờ xa thì biết đâu tìm

Lỡ đem một sợi lạt mềm buộc nhau...

***

Người xa

Trầu héo, già cau

Trông xa

Cải ở vườn sau úa vàng

Trách nhầm cái kiếp đa mang

Yêu nhau chi...

Để...

Lỡ làng nhau ra.

Lời bình

Bài thơ của Đào Phong Lan giăng kín những tín hiệu của sự lỡ làng: trớ trêu, mắc nợ, chia xa, trót, cả tin, đa mang, cải vàng, trầu héo, cau già… Qua lăng kính của kẻ thất tình, mọi thứ đều được khoác lên màu dở dang, ngang trái.

Trong bài thơ, “những con chữ không đồng hành”, những con chữ cứ rời nhau ra trong cấu trúc lục bát vốn ổn định bằng sự gắn kết vần nhịp. Đó là một cách thức diễn đạt lỡ làng bằng hình thức ngôn ngữ, hình thức thể loại mà ta có thể cảm nhận được từ bài thơ.

Lời thơ ngậm ngùi và có phần tiếc nuối. Tiếc vì lỡ làng, ngậm ngùi vì những trớ trêu như là định mệnh của kiếp đa mang. Nào ai toan tính, ai biết trước điều gì trong tình yêu, thế nên, dẫu buồn - tiếc - ngậm ngùi - trách phận nhưng cảm xúc được nén vào trong, thầm lặng thở dài.

Từ biệt

Bài thơ “Từ biệt” của Đào Phong Lan chắc sẽ làm nhiều người thổn thức. Đâu đó, trái tim còn hình bóng của một mối tình đã ngủ yên như tiếng dế trong ngăn bàn thời đi học.

Em không thể nói lời từ biệt

Đào Phong Lan sinh năm 1975, từng học trường Viết văn Nguyễn Du. Hiện, chị sống và làm việc tại TP.HCM.

Đào Phong Lan

Bạn có thể quan tâm