Vốn liếng của ai nhiều thì người đó có quyền
Tuy vậy, “nguyên tắc hứng thú nhỏ nhất” chỉ là một nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ này mà thôi. Trên thực tế, ngoài nhân tố tình cảm ra, trong bất cứ mối quan hệ nào cũng cần phải giữ cân bằng, đều phải suy nghĩ tới tài nguyên mà đôi bên đang có. Bất luận nam hay nữ, chỉ cần có ưu thế lớn hơn về mặt tài nguyên, vậy thì có chủ động hay không đều không ảnh hưởng tới vai trò dẫn dắt của họ trong mối quan hệ này.
Trong quan hệ giữa nam và nữ, có rất nhiều phạm vi có thể đánh giá về vốn liếng, ví dụ ngoại hình, học lực, thành tựu trong công tác, sức hấp dẫn cá nhân, đây chính là “thuyết tài nguyên tương đối” trong tâm lý học xã hội. Bên nào có nhiều vốn liếng hơn thì sẽ có nhiều khả năng nắm vai trò dẫn dắt trong mối quan hệ hơn, bên có nhiều vốn liếng hơn quyết định mối quan hệ này có thể được xây dựng và duy trì hay không.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ying Photography. |
Bên ngoài tình yêu bạn có bao nhiêu thứ sẽ quyết định bạn có được bao nhiêu tình yêu. Câu này thực ra rất có lý, khi bạn có nhiều vốn liếng hơn bạn có thể lựa chọn không chủ động, bởi bạn có nhiều cơ hội “bị động chấp nhận” hơn; Còn những người nắm giữ ít vốn liếng trong tay thì chủ động trở thành một cách để họ giành được nhiều vốn liếng hơn cho mình, bởi khi chủ động luôn mang theo thành ý, đây cũng là một trong những vốn liếng có thể cân đo được.
Có chủ động hay không không phải là nguyên nhân mang tính quyết định ảnh hưởng tới mối quan hệ. Tôi lấy ví dụ thế này, một cô gái xuất sắc mọi mặt cho dù có chủ động thì cũng không dễ bị nam giới ngó lơ hoặc không trân trọng, chủ động ngược lại còn thúc đẩy mối quan hệ phát triển nhanh hơn, nếu vốn liếng của nam giới không chiếm ưu thế trong mắt nữ giới, vậy thì cho dù anh ta có nghĩ đủ mọi cách để tỏ ra ân cần thì cũng không chắc sẽ xây dựng được mối quan hệ yêu đương lành mạnh. Bao nhiêu nam giới chủ động theo đuổi nữ giới như vậy đâu phải ai cũng giành được kết quả viên mãn đâu.
Gỡ bỏ lớp phòng ngự, bước ra khỏi ràng buộc hình thức
Sở dĩ có nhiều người để tâm tới việc có nên chủ động hay không, xét về bản chất thì không phải họ coi trọng mối quan hệ này, thứ họ coi trọng hơn chính là “bản thân”, mục tiêu hành động của họ không phải “đạt được” mà là “không mất đi”, trong nhận thức của họ chủ động có nghĩa là phải trao đi trước, hạ thấp tự tôn, đây đã là một kiểu “mất đi” rồi. Không chủ động có lẽ không chỉ vì nó là một chiến lược, mà hơn hết đó là do hệ thống phòng ngự trong nội tâm đã phát huy tác dụng, e là không những không giành được tình yêu, mà còn mất mặt nữa.
Đấu tranh trong nội tâm của họ không liên quan tới chủ động hay bị động, mà là quá trình giao tranh giữa lòng tự tôn thừa thãi và khát khao tình cảm. Liệu rơi vào trạng thái bị động sẽ giữ được tự tôn ư? Không hề.
Tôi lại có lời khuyên thế này, chỉ cần là thích thì dù là nam hay nữ đều có thể chủ động một chút, điều này không hề mâu thuẫn với quan điểm mà nhiều người đưa ra là “Nữ giới không nên chủ động”, thái độ của mọi người bây giờ dành cho mối quan hệ giữa hai giới đã không còn bị hạn chế bởi nhận thức truyền thống nữa, nam nữ đều có quyền chủ động, hàm nghĩa của “chủ động” cũng có sự thay đổi.
Giống như quan điểm bị động mà Trương Vũ Kỳ đã nói trong chương trình, không phải chỉ có thể bị động, mà là không khuyến khích nữ giới tỏ tình thẳng thắn. Cô còn khuyên nữ giới nên nâng cao sức hấp dẫn của bản thân, trên thực tế đây là một hình thức chủ động. Xét cho cùng, hạnh phúc phải tự mình giành lấy, chủ động một chút thì sẽ hạn chế việc bỏ lỡ đi một chút.
Bình luận