Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuất khẩu rau quả Việt tăng 'thần kỳ' nhưng 3/4 bán sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong các năm vừa qua. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng vẫn xuất khẩu sang thị trường chính là Trung Quốc.

Theo thống kê quý I, xuất khẩu rau quả ước đạt 933 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ. Hai tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 650 triệu USD, trong đó xuất sang Trung Quốc 502 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm 77% kim ngạch rau quả của Việt Nam.

Thị trường Mỹ đứng thứ 2 với kim ngạch 18,5 triệu USD (2,84% thị phần) và thứ 3 là Nhật Bản với 17,5 triệu USD (2,7% thị phần).

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhìn lại các năm trước, rau quả xuất sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2017, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, chiếm 75,7% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm của cả nước.

xuat khau rau qua Viet Nam chu yeu sang Trung Quoc anh 1

Hay năm 2016, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,74 tỷ USD trên tổng số 2,5 tỷ USD. Năm 2017, xuất khẩu rau quả tăng trưởng “thần kỳ” từ 2,5 tỷ USD lên 3,5 tỷ USD , nghĩa là tăng 1 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, lượng tăng này chủ yếu đến từ xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc khi kim ngạch thu được từ thị trường này tăng từ 1,74 (2016) lên 2,65 tỷ USD (2017), nghĩa là tăng trên 900 triệu USD.

Hiệp hội rau quả Việt Nam đánh giá xuất khẩu rau quả năm 2018 tiếp tục tăng trưởng 25-30% và đạt khoảng 4,3-4,5 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường chính của Việt Nam.

xuat khau rau qua Viet Nam chu yeu sang Trung Quoc anh 2
Nhiều loại rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Lê Hiếu.

Hiệp hội cũng lưu ý thách thức nước này đang siết chặt các quy định và sửa đổi các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016-2020. Mới đây, cơ quan kiểm dịch tỉnh Quảng Tây đã ra thông báo kể từ ngày 1/4, sẽ quản lý nhập khẩu trái cây từ Việt Nam bằng truy xuất nguồn gốc, tương tự quy định tại các nước như Mỹ, Australia…

Ngoài ra Trung Quốc còn siết chặt vấn đề nhập khẩu qua đường mậu biên, thu hẹp chỉ có 8 loại quả được xuất chính ngạch là: thanh long, dưa dấu, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, chuối và mít. Những loại quả còn lại phải chờ kết quả đàm phán mở cửa, nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bầu Đức muốn HAGL trở thành doanh nghiệp trái cây hàng đầu châu Á

Năm 2018, bầu Đức sẽ dồn toàn lực cho mảng trái cây, hướng đến mục tiêu đưa Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trở thành doanh nghiệp hàng đầu châu Á trong lĩnh vực này.



Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm