SEA Games 31 tại Việt Nam có 5.467 VĐV tham dự thì có gần 1.000 người được kiểm tra doping. Để phục vụ số lượng VĐV ấy, Việt Nam đã huy động 145 cán bộ chủ yếu tới từ Trung tâm Doping và Y học Thể thao cùng Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), khoảng 25 tình nguyện viên (TNV) và đặc biệt là 20 chuyên gia nước ngoài tới từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Khi đại hội diễn ra, ban tổ chức SEA Games điều động thêm TNV từ các đội khác bổ sung cho đội doping do khối lượng công việc lớn.
Lực lượng này chia về 35 trạm kiểm tra doping ở 12 tỉnh. Tất cả các trạm kiểm tra chỉ có vai trò lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này được đưa về kho lạnh ở Trung tâm Doping và Y học Thể thao tại Hà Nội, bảo quản theo đúng các điều kiện tiêu chuẩn của Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA).
Các điểm thi đấu quan trọng và có nguy cơ như điền kinh, cử tạ, bơi lội có từ 3 tới 4 cán bộ lấy mẫu cùng TNV. Các điểm khác thường có 2 cán bộ lấy mẫu.
Đối tượng phải xét nghiệm bắt buộc là VĐV giành huy chương vàng và huy chương bạc. Tùy vào tính chất quan trọng và nguy cơ doping, mỗi môn thi đấu sẽ quyết định chuyện có lấy mẫu VĐV giành huy chương đồng không. Đặc biệt với các môn thi dài ngày như 10 môn phối hợp, 7 môn phối hợp, cả 3 VĐV giành huy chương đều phải lấy mẫu xét nghiệm, thậm chí có thể phải lấy nhiều lần ở những ngày thi đấu khác nhau.
Mẫu xét nghiệm doping cũng sản xuất ở nước ngoài và được chuyển tới Việt Nam trong một hộp riêng. Mẫu được lấy, bỏ vào hộp và chuyển thẳng về nơi xét nghiệm. VĐV phải lấy nước tiểu bắt buộc, một số trường hợp phải lấy cả mẫu máu.
Đặc biệt, cán bộ lấy mẫu phải trực tiếp theo dõi khi VĐV lấy nước tiểu. Ban đầu, các chuyên gia nước ngoài thực hiện nhiệm vụ này. Sau thời gian ban đầu, một số điểm thi đấu cho phép cán bộ lấy mẫu người Việt thực hiện nhiệm vụ. Các mẫu này sau đó được chuyển tới phòng xét nghiệm ở WADA ở Bangkok (Thái Lan).
Nước tiểu, máu được chia làm hai mẫu A và B. Mẫu A sẽ được xét nghiệm và công bố trước. Trong đa số trường hợp, nếu mẫu A dương tính thì mẫu B gần như chắc chắn sẽ có kết quả dương tính. Nếu VĐV yêu cầu xét nghiệm tiếp, WADA mới kiểm tra mẫu B.
Xét nghiệm doping là công việc tốn kém. Mỗi mẫu thử tốn trên dưới 200 USD. Nếu muốn xét nghiệm lại mẫu B, VĐV có thể phải chi vài nghìn USD. Tuy nhiên, xác suất mẫu B cho kết quả khác mẫu A là rất thấp.
'Các VĐV Việt Nam rất thiếu kiến thức về doping'
Chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Minh mang tới bức tranh toàn cảnh về thực trạng và khó khăn trong công tác phòng - chống doping tại Việt Nam.
Các VĐV Việt Nam bị phạt thế nào nếu dính doping?
Vận động viên (VĐV) có kết quả xét nghiệm dương tính với doping có thể bị tước huy chương và cấm thi đấu tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Nhiều VĐV dương tính với doping ở SEA Games 31?
Một lãnh đạo của ngành thể thao Việt Nam cho biết cá nhân chưa nắm được thông tin xác thực về việc vận động viên (VĐV) Việt Nam dương tính với doping ở SEA Games 31.