Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xem con là bằng hữu

Các bậc cha mẹ luôn tự nhủ phải học cách làm bạn với con, để giữa hai thế hệ không có khoảng cách. Thế nhưng, làm bạn cùng con là một việc không dễ dàng.

Hoc cach hieu con anh 1

Cha mẹ hãy học cách lắng nghe và không áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ. Ảnh: M&C.

Có một sự thật về con người ở các tôn giáo khác nhau, đó chính là “nguyên tắc vàng” hay “Hãy đối xử với người khác như bạn đối xử với chính mình”. Con cái chúng ta có thể đánh giá bản thân một cách nghiêm khắc trước các lý tưởng xã hội nên chúng ta có thể hỗ trợ chúng bằng cách giúp chúng điều chỉnh lại việc tự nói chuyện với bản thân.

Điều này giống như việc con bạn không hề nhận ra cuộc đối thoại nội tâm đang diễn ra của chính mình mặc dù chúng sẽ dùng nó thường xuyên như một cách đánh giá các tình huống và đưa ra các lựa chọn.

Tôi đã bắt gặp con trai mình tự nói với bản thân trước khi cậu bé định chơi trò xúc xắc rằng: “Mình sẽ chẳng bao giờ chơi được trò này”. Tôi đã phản ứng như sau: “Con rất đúng nếu con nói với bản thân trước khi thử. Nhưng thay vì nói điều đó, sao con không tự hỏi làm thế nào để thành công?”. Ngay lập tức, thằng bé hiểu ra và nói: “Con có thể làm được!”.

Thằng bé đã thành công khi tung xúc xắc nằm đứng trong một cái cốc. Vâng, chúng ta cần bước đến với những người khác với lòng tốt, sự tôn trọng và trách nhiệm. Nhưng làm cách nào để chúng ta đối xử và nói chuyện với bản thân mình theo cách tương tự?

Hãy sử dụng nguyên tắc boomerang, có đi có lại: Tốt với những người khác thì cũng phải tốt với bản thân. Tất cả chúng ta đều cần sự nhắc nhở dễ chịu. Bạn có thể đóng vai trò quan trọng với con mình và đưa ra sự huấn luyện vô giá giúp định hình lại cách trẻ nhìn nhận bản thân chúng, những đứa trẻ đầy năng lực và tự tin.

Bạn có nhớ một số bộ phim hoạt hình xuất hiện thiên thần ở một bên vai và ác quỷ ở vai còn lại của nhân vật không? Đây là lúc chúng ta xây dựng cho con bạn cảm nhận về công lý và nhận thức được lời thì thầm của bản thân để đưa ra các phán quyết.

Hãy nói thật to suy nghĩ bên trong của chính mình khi bạn đang cố gắng đưa ra một quyết định có trách nhiệm. Chẳng hạn, khi đang lái xe, bạn có thể bộc lộ: “Hừ. Mẹ có thể ngay lập tức phóng rất nhanh. Chúng ta đã chờ một lúc lâu rồi. Nhưng có nguy hiểm khi vượt lên bây giờ không nhỉ? Có lẽ không nên. Chúng ta có thể chờ đợi thêm một chút nữa”.

Nếu chúng ta hy vọng con mình sẽ chia sẻ mọi trải nghiệm vui buồn trong quá trình điều khiển chiếc tàu lượn siêu tốc của chúng thì chúng ta cũng cần phải trung thực và thể hiện điểm yếu về những thăng trầm của việc làm cha mẹ, công việc hay những điều phức tạp khác trong cuộc sống của mình với chúng.

Tôi thường xuyên nói “Mẹ ổn” ngay cả khi tôi biết mình hoàn toàn không cảm thấy thế. Và chúng ta không phải lúc nào cũng chìm sâu vào các cảm xúc của mình.

Nhưng nếu chúng ta tạo ra một thời gian nhất định để thể hiện, vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ thì sao, chia sẻ thành thực những thăng trầm của chính mình trong khuôn khổ của một cuộc đời biết ơn, chúng ta sẽ càng có khả năng bước được qua cánh cổng để đi vào thế giới nội tâm của trẻ.

Chúng sẽ không chỉ trở nên điêu luyện trong việc chia sẻ cảm xúc của mình mà còn cảm thấy an toàn và gần gũi trong cuộc đối thoại đầy thân mật này.

Là người lớn, nếu chúng ta phải vật lộn với việc làm mới tâm trí, trái tim và tinh thần trong sự căng thẳng của cuộc sống hàng ngày, thì làm cách nào những đứa con của chúng ta có thể khám phá ra những nguồn năng lượng tái tạo tốt nhất của chúng đây? Có lẽ cách tốt nhất là thông qua trải nghiệm.

Khi căng thằng kéo dài đến tận giờ tan học, hãy thử đi xe đạp hoặc đi bộ trong công viên cùng nhau và thể hiện cảm giác của bạn sau đó ra sao. Hãy đề xuất một vài cuốn sách có thể mang đến sự hiểu biết hay thoát khỏi những ồn ã ngoài kia. Bật các bản nhạc hay vẽ cùng với âm nhạc.

Hãy tạo ra một danh sách các hoạt động đem lại cảm giác làm mới. Hãy lưu ý những gì con bạn thể hiện sự làm mới và sau đó khai thác những điều này để trẻ có thể sử dụng bất cứ khi nào chúng cần.

Jennifer Miller/ Thái Hà Books & NXB Lao động

Bình luận

SÁCH HAY