Cha mẹ hãy đồng hành cùng con, giúp trẻ tự tin vượt qua thử thách. Ảnh: J.P. |
Trẻ nhỏ đôi lúc khiến cha mẹ cảm thấy thật khó hiểu. Chúng thể hiện vẻ mặt khó chịu, chạy trốn khỏi chúng ta, nhưng lại dễ thương với bạn bè của chúng, và sau đó lại chạy nhanh hết mức để quay trở lại vòng tay của chúng ta và thậm chí có thể thể hiện điều này ở lứa tuổi bé hơn. Chúng có thể than vãn, khóc lóc, hay thậm chí nũng nịu bằng “giọng em bé”. Chúng có thể tận hưởng đồ chơi và các sở thích vốn đã bị bỏ đi từ lâu.
Ồ, đừng đề cập tới điều này với bất cứ người bạn nào của chúng. Không, không. Đây chẳng phải là điều gì đáng tự hào nhưng lại là sự dễ chịu. Những thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân trẻ. Và chúng đang trong giai đoạn nhạy cảm cao.
Sự hòa hợp của bạn trước nỗi tổn thương sâu sắc của trẻ khi chúng cảm thấy bế tắc có thể hỗ trợ chúng vượt qua những thay đổi này. Nhưng bạn sẽ phải rèn luyện tính kiên nhẫn. Hãy nhận thức rằng đây là tất cả những phần việc phải làm của bậc cha mẹ có con trong độ tuổi thiếu niên, khi trẻ phải điều chỉnh trước một thế giới lạ lẫm và đầy bối rối nằm giữa thời kỳ thơ ấu và dậy thì.
Elvis rõ ràng không phải là hình mẫu tốt nhất để nghĩ về cách chúng ta có thể dạy dỗ con cái mình những kỹ năng đối phó mà chúng cần để xử lý với những áp lực ở trường học và xã hội đang ngày càng tăng.
Tuy nhiên, một người nào đó giống như Viktor Frankl thì có thể. Là tác giả của một trong những cuốn sách truyền cảm hứng hay nhất của thế kỷ 20, Đi tìm lẽ sống, Frankl đã học về tâm thần học và thần kinh học ở Vienna, Áo; tập trung vào các vấn đề về tự tử và trầm cảm.
Chương trình này được ông thiết kế vào những năm ông 20-30 tuổi, được tiến hành với các học sinh trung học bị trầm cảm nặng và đã giúp loại bỏ khả năng tự tử ở những thanh thiếu niên có nguy cơ cao này.
Vào năm 1942, khi Frankl 37 tuổi, ông đã bị bắt cùng vợ, cha mẹ và anh trai mình, họ đã bị đưa đến bốn trại tập trung khác nhau của Đức Quốc xã, bao gồm cả Auschwitz. Khi ở trong trại giam, mặc dù bị tra tấn và phải chịu đựng cái chết của vợ và cha mẹ mình, nhưng ông đã cứu sống tinh thần của rất nhiều người thông qua các bài giảng của mình.
Frankl từng viết: “Một người có thể mất đi tất cả nhưng có một thứ không bị lấy mất: sự tự do cuối cùng, thứ quyết định thái độ của một người trong bất cứ hoàn cảnh nào, quyết định đường đi của người đó”.
Ông ấy đã dạy những người khác rằng họ có thể trốn thoát khỏi bất cứ sự giam cầm thể xác nào bằng cách đầu tư vào bản ngã tinh thần, tinh chỉnh các quan điểm của họ. Ông đã khuyến khích các bạn tù tập trung vào những người thân, đang sống hay đã chết, những người mà họ không bao giờ muốn gây thất vọng.
“Làm cách nào để tôi là một Grandpa Smith [2] tốt?”. Ông đã dạy những người bị thương cách làm thế nào để thoát khỏi nỗi đau đớn. “Chúng ta có thể học được gì? Phải làm sao để điều này có thể giúp cho những người khác? Làm thế nào chúng ta có thể gây ảnh hưởng lên thế giới này thông qua các bài học đó?”.
Chẳng có sự truyền cảm hứng nào mạnh mẽ hơn một con người vẫn có thể tồn tại, đồng thời giúp đỡ cả những người khác trong những trại tạm giam kinh hoàng nhất thế giới loài người.
[1] Một bài hát có giai điệu vui nhộn do Otis Blackwell sáng tác và ca sĩ Elvis Presley trình bày.
[2] Nhật vật trong series phim hoạt hình American dad.
Bình luận