Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Xe côn tay hyper-underbone, chọn Suzuki Satria hay Honda Sonic

Suzuki Satria có lợi thế về giá bán nhờ được nhập khẩu chính hãng, trong khi Honda Sonic nổi bật hơn với thiết kế thể thao và góc cạnh.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 1

Sau màn ra mắt Exciter 155 vào cuối năm 2020, nhóm xe côn tay 150 cc tiếp tục được "hâm nóng" khi Suzuki Việt Nam giới thiệu phiên bản mới của dòng xe Satria. Dù không có những nâng cấp đáng kể về kiểu dáng và trang bị, Suzuki Satria 2021 vẫn tạo được dấu ấn với thiết kế hyper-underbone gọn gàng.

Hiện tại ở Việt Nam, đối thủ trực tiếp duy nhất của Suzuki Satria là Honda Sonic. Dù có động cơ và thiết kế tương tự nhau, Satria và Sonic lại chênh lệch khá nhiều về giá bán cũng như các chính sách hậu mãi.

Suzuki Satria nhập khẩu chính hãng có giá bán 52 triệu đồng, trong khi đối thủ Honda Sonic nhập khẩu tư nhân có mức giá khoảng 70 triệu đồng.

Sonic nổi bật về thiết kế

Satria và Sonic đều có các đặc điểm chung như đầu đèn nhỏ gọn, quây gió ôm sát khung sườn và động cơ hay ghi-đông đặt thấp, đây là phong cách thiết kế quen thuộc của các mẫu xe hyper-underbone.

Suzuki Satria có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 1.960 x 675 x 980 mm, khối lượng khô 110 kg. Đối thủ Honda Sonic có kích thước tổng thể 1.941 x 669 x 977 mm (dài x rộng x cao), khối lượng khô 114 kg.

Có thể thấy tất cả thông số kích thước của Sonic đều nhỏ gọn hơn Satria, đây là lợi thế của đại diện Honda khi sử dụng hàng ngày trên phố. Bù lại, Suzuki Satria có khối lượng nhẹ hơn đối thủ đôi chút.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 6

Nhìn từ phía trước, Satria mang đến cảm giác to lớn nhờ thiết kế đầu đèn hầm hố, trong khi Sonic nhìn dữ tợn với cụm đầu đèn dạng tam giác ngược với các cạnh được vuốt nhọn. Cả 2 đều được trang bị đèn chiếu sáng chính dạng LED với thiết kế 2 tầng.

Để phù hợp với yêu cầu đăng kiểm trong nước, Suzuki Satria nhập khẩu chính hãng có đèn báo rẽ đặt nhô ra bên ngoài. Thiết kế này khiến cho phần đầu của Satria có phần rắc rối hơn Sonic, mẫu xe có đèn báo rẽ tích hợp vào chóa đèn chính.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 7

Satria và Sonic cùng được trang bị bộ mâm 17 inch với cỡ lốp trước/sau lần lượt là 70/90 và 80/90. Bộ mâm trên Satria với thiết kế dạng chữ Y lệch, trong khi Sonic sử dụng mâm với thiết kế 6 chấu kép đối xứng.

Hai mẫu xe đều có cùng chiều cao yên 764 mm, phù hợp với hầu hết vóc dáng của người Việt. Satria và Sonic có tư thế lái hơi chồm về phía trước do ghi-đông được đặt thấp, đây là thiết kế chung của các mẫu xe thuộc phân khúc hyper-underbone.

Tương tự phần đầu, thiết kế phía sau của Sonic gọn gàng hơn đối thủ với cụm đèn hậu được ẩn vào bên trong và vuốt nhọn. Kiểu dáng phần đuôi của Satria có phần mềm mại hơn với các đường cong ở chóa đèn, đèn báo rẽ không được tích hợp vào chóa đèn cũng là nhược điểm khi so với đối thủ.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 8

Điểm nổi bật trên Suzuki Satria mà Honda Sonic không có là trang bị hộc chứa đồ nhỏ ở phía trước xe. Dòng xe hyper-underbone vốn có thiết kế nhỏ nên khu vực chứa đồ cũng bị hạn chế, việc có sẵn hộc chứa đồ giúp cho Satria ghi điểm nhiều hơn trước Sonic.

Satria nhỉnh hơn về sức mạnh

"Trái tim" của Satria đến từ động cơ 147,3 cc, DOHC, 4 van. Khối động cơ này cho công suất 18,2 mã lực tại 10.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 13,8 Nm tại 8.500 vòng/phút.

Honda trang bị cho Sonic động cơ dung tích 149,1 cc, làm mát bằng dung dịch, sản sinh công suất 15,8 mã lực tại 9.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 13,5 Nm tại 6.500 vòng/phút.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 9

Dựa theo thông số, Suzuki Satria giành chiến thắng áp đảo trước Honda Sonic khi so về công suất lẫn mô-men xoắn cực đại. Chênh lệch 2,4 mã lực theo lý thuyết sẽ giúp cho Satria đạt tốc độ tối đa cao hơn đối thủ. Bù lại, Sonic có lợi thế hơn về khả năng tăng tốc khi đạt mức mô-men xoắn cực đại ở vòng tua máy thấp hơn.

Trải nghiệm thực tế, Satria và Sonic không quá chênh lệch về cảm giác lái khi di chuyển trong phố ở tốc độ chậm. Hai mẫu xe này đều có khả năng tăng tốc tốt nhờ khối lượng nhẹ, tuy nhiên thiết kế lốp xe nhỏ khiến cho khả năng bám đường trong cua khá kém.

Xe con tay hyper-underbone chon Suzuki Satria hay Honda Sonic anh 10

Dung tích bình xăng của Satria và Sonic cùng ở mức 4 lít, tuy nhiên chênh lệch về mức tiêu thụ nhiên liệu khiến cho quãng đường di chuyển của 2 mẫu xe này có đôi chút chênh lệch.

Suzuki Satria có mức tiêu thụ nhiên liệu 2,51 lít/100 km, đồng nghĩa với việc mẫu xe này có thể đi được quãng đường khoảng 160 km. Đối thủ Honda Satria có phần nổi bật hơn với mức tiêu thụ nhiên liệu 2,21 lít/100 km, tương đương quãng đường di chuyển khoảng 180 km.

Kết luận

Với mức giá 52 triệu đồng, Suzuki Satria không gặp quá nhiều khó khăn để cạnh tranh với Honda Sonic (khoảng 70 triệu đồng). Bên cạnh giá bán, Satria cũng có lợi thế trước đối thủ nhờ được bán chính hãng.

Nhìn chung, Suzuki Satria thích hợp cho nhóm khách hàng tìm kiếm một mẫu xe hyper-underbone có giá bán vừa phải và kiểu dáng không quá thể thao. Trong khi Honda Sonic là mẫu xe đáng cân nhắc cho những người dư dả về tài chính, muốn sở hữu một chiếc xe côn tay mạnh mẽ.

Sportbike tầm giá 1 tỷ đồng, chọn YZF-R1M hay S 1000 RR Performance

Với giá bán vào khoảng 1 tỷ đồng, Yamaha YZF-R1M và BMW S 1000 RR Performance đều được trang bị nhiều công nghệ hiện đại.

Suzuki Satria 2021 được ra mắt tại Việt Nam

Suzuki Satria 2021 chỉ được thay đổi thiết kế bộ tem. Xe có giá bán 52 triệu đồng.

Vĩnh Phúc

Bạn có thể quan tâm