Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiệm vụ tuyệt mật đằng sau đêm hội Quang Trung

Quá trình chuẩn bị cho đêm hội đón Tết của học sinh nhằm che giấu nhiệm vụ tuyệt mật đã làm “chấn động Sài Gòn” năm 1968 - cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.

Mau Than 1968 anh 1

Tiết mục văn nghệ trong đêm diễn. Ảnh: Tư liệu Thành Đoàn.

Số là chọn địa điểm cho sự kiện với ý đồ tuyệt mật là làm “chấn động Sài Gòn” này và xây dựng sân khấu “quy mô chưa từng có” cũng là vấn đề “đau đầu của Ban tổ chức. Vì chánh quyền Sài Gòn lúc đó rất “dè chừng” mọi hoạt động của số 4 Duy Tân (Trụ sở của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) từ khi anh Hồ Hữu Nhựt (cơ sở của Thành Đoàn) bị chánh quyền Sài Gòn bắt giữ cuối năm 1967.

Điều hành Tổng hội sinh viên lúc đó là các anh chị còn lại trong Ban chấp hành Tổng hội và Hội đồng Đại diện Sinh viên mà Tổng Thư ký là anh Nguyễn Thanh Công. Theo anh Nguyễn Thanh Công, kế hoạch tuyệt mật của ta là:

Một là, ngay sau cuộc thể nghiệm tập hợp thanh niên dự “Đêm Văn nghệ mừng Tết Quang Trung” do bộ phận thanh niên sinh viên - học sinh có trách nhiệm quán xuyến tổ chức trước một tuần giáp Tết Mậu Thân, Ban tổ chức Trại thanh niên kỷ niệm chiến thắng Đống Đa (Tết Kỷ Dậu 1789) được công bố thành lập, mời Phó tổng thống Kỳ và phu nhân đến khai mạc Trại vào chiều tối ngày mồng năm Tết Mậu Thân 1968, ở lại sinh hoạt lửa trại với trại sinh Hướng đạo Không quân đến khuya. Trại Thanh niên Đống Đa phải mở ở Thảo Cầm viên, gần với Nha An ninh Quân đội và Đài Phát thanh Sài Gòn là hai trong số mục tiêu chiến lược.

Hai là, đến lúc quân Biệt động Giải phóng bất ngờ nổ súng công kích và nhanh chóng chiếm đa số mục tiêu chiến lược, đội thanh niên võ trang bí mật bố trí trong Trại sẽ cùng tôi bất ngờ bắt Tướng Nguyễn Cao Kỳ đưa lên Đài phát thanh buộc ông ta tuyên bố ly khai một chánh quyền Sài Gòn đã được lập do gian lận bầu cử, thỏa thuận cùng với nhân dân đang dấy lên khởi nghĩa lập một chính quyền ba thành phần hòa giải dân tộc mà ông ta là người đại diện cho phía chánh quyền Sài Gòn cũ.

Qua cuộc họp khoáng đại của Ban tổ chức trong đầu tháng 12/1967, tất cả nhất trí chọn sân trường Quốc gia Hành chánh (số 10 đường Trần Quốc Toản - nay là đường 3 Tháng 2) là sân khấu của lễ hội. Thật ra đó là sự dàn xếp tài tình của anh Dương Văn Đầy.

Anh Đầy có mối quan hệ bạn bè thân thiết với anh Nguyễn Văn Thuất, Chủ tịch Ban Đại diện trường Quốc gia Hành chánh, anh Đầy dàn xếp để anh Thuất là Trưởng Ban Tổ chức Đêm hội Quang Trung, anh Thuất có quan hệ uy tín với Viện trưởng trường Quốc gia Hành chánh và các cơ quan hữu quan của chánh quyền Sài Gòn. Thuất cũng muốn dựa nhiều thế lực và lực lượng của Tổng hội Sinh viên để thực hiện tham vọng chính trị riêng của mình. Khi tâm sự với các bằng hữu, Thuất bộc bạch: “Tôi biết Đầy đang cần tôi để có giấy phép hoạt động...”.

Cần nói thêm, thật ra Thành Đoàn thích chọn chỗ khác cho ý đồ tuyệt mật: Phối hợp tiến công và nổi dậy nhưng trong tình thế này quan trọng nhất là có giấy phép của chánh quyền Sài Gòn. Yêu cầu của Thành Đoàn biến đêm hội thành cuộc biểu dương lực lượng bừng bừng khí thế nổi dậy, nên phải làm một sân khấu hoành tráng chưa từng có.

Mau Than 1968 anh 2

Tiết mục văn nghệ trong đêm diễn. Ảnh: Tư liệu Thành Đoàn.

Công trình này trước hết là phải có nguồn tài chánh dồi dào, nhưng tuyệt đối không được “chuyển tiền” từ trong bí mật ra công khai, nghĩa là không dùng tiền của Thành Đoàn bí mật, vì an ninh Sài Gòn, CIA và các phe phái phản động theo dõi rất sát mọi “nhất cử nhất động” của Tổng hội Sinh viên.

Công trường xây dựng sân khấu được thành lập tại sân trường Quốc gia Hành chánh, mới đầu là vài học sinh Cao Thắng tham gia mà nòng cốt là Nguyễn Văn Phúc (Phó Tổng thư ký Ban Đại diện Cao Thắng), Hoàng Đôn Bảnh, Trần Đình Chánh, Hà Duy Hưng, Lê Quang Thiết, Hà Văn Đức với vài dụng cụ cầm tay. Sau đó là có anh Trần Đức Quế (Mười An) học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn, và cục diện thay đổi.

Anh Quế bàn với anh em về thiết kế sân khấu: Dài 12 m, ngang 6 m, cao 1,5m, phông cao 4 m, đủ sức chịu lực 50 diễn viên ca múa, võ thuật... Có ba cầu thang để lên xuống sân khấu... Sau đó không biết mối quan hệ nào anh Quế cho chở bằng xe tải đùng đùng tới công trường hàng chục thùng phuy, nhiều gỗ ván cốp-pha đúc bê tông...

Trang trí sân khấu là họa sĩ Nguyễn Hữu Châu, thủ khoa trường Mỹ thuật Gia Định năm 1965, làm phông sân khấu và bích họa, tất cả chuẩn bị tại số 4 Duy Tân. Tất cả các bức bích họa và bích chương cổ động, mang cờ Quang Trung, cờ đỏ có mặt trăng màu vàng ở giữa. Lúc đầu không ai biết cờ Quang Trung ra sao.

Ban tổ chức cất công đến nhà ông Hồ Hữu Tường người có công nghiên cứu về Quang Trung Hoàng đế, cho mẫu cờ Quang Trung. Thế là cờ Quang Trung được vẽ trên giấy điền dán khắp các trường trung học đại học, tập trung nhất là đường Trần Quốc Toản, nơi diễn ra Đêm hội. Cờ đào Quang Trung nhìn xa như cờ đỏ sao vàng trong lòng Sài Gòn tạo không khí bừng bừng khí thế khởi nghĩa.

Mau Than 1968 anh 3

Tranh vẽ đoàn quân Quang Trung tiến về Thăng Long. Ảnh: Tư liệu Thành Đoàn.

Thế là lực lượng thi công tăng cường thêm các học sinh: Nguyễn Bá Du, Nguyễn Hữu Phi, Hà Văn Hùng (Cao Thắng)... Công trình thực hiện ngày đêm không nghỉ, tích cực nhất là nhà văn - nhà giáo Hợp Phố, chị Trần Thị Ngọc Hảo (thủ quỹ) đi vận động tài trợ vật tư, tài chánh, ông Bạch Công An - Trưởng ty Xã hội Gia Định dùng xe jeep công xa chở bánh mì, nước đá... tiếp tế cho lực lượng thi công, gia đình kỹ sư Lâm Tô Bông (Công ty Bông vải sợi Cosevina), gia đình Tô Văn Cang (Hãng kem Perlon), Hãng gạch ngói Đồng Nai cũng tài trợ... Rồi các thanh niên chí nguyện Mỹ thấy vui cũng mang năm thùng dụng cụ xây dựng tới tặng cho công trường, có sinh viên Mỹ đề nghị mua các tác phẩm mỹ thuật bích họa của họa sĩ Nguyễn Hữu Châu.

Các tiết mục đều dựng rời tại các trường trung đại học, không có chương trình tổng dượt kết nối tiết mục tại sân khấu chính vì không muốn chánh quyền lưu ý. Hàng trăm cây đuốc do các em học sinh cũng chuẩn bị từ Long An. Toàn bộ chương trình nghệ thuật “hoành tráng chưa từng có ở Sài Gòn” được giữ “kín như bưng”. Đêm Hội Quang Trung với sân khấu hoành tráng cùng hàng vạn người dự khán, hàng trăm cây đuốc lung linh với tài hoa thiết kế mỹ thuật sân khấu và bích họa của họa sĩ Nguyễn Hữu Châu tạo ra không gian lễ hội đầy ấn tượng... góp phần cho sự thành công của Đêm hội Quang Trung.

Trong hàng khán giả, chúng tôi lắng nghe dư luận công chúng. Một sinh viên nói: “Đám Tổng hội sinh viên này làm Tết Quang Trung sao lại làm Tết Mậu Thân, đáng lẽ làm năm sau, năm Tết Kỷ Dậu mới đúng, tiền ở đâu mà làm dữ!”. Rồi hôm sau báo chí Sài Gòn xôn xao: “Tổng hội sinh viên hát nhạc Việt cộng”. Nhưng Tết đã gần kề, đêm mồng một rạng mồng hai Tết Mậu Thân, tức năm ngày sau Đêm hội Quang Trung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nổ ra. Ca khúc “Người đợi người” “Người đợi vào Thăng Long một tối, của nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã thành hiện thực...

Nhan cach 'oc muon hon

Nhân cách 'ốc mượn hồn" là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Trần Đình Chánh / NXB Trẻ

SÁCH HAY