Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xây dựng Hòa Bình lỗ thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán

Xây dựng Hòa Bình lỗ 1.115 tỷ đồng sau kiểm toán trong năm 2023, thay vì 782 tỷ như báo cáo tự lập. Vốn chủ sở hữu của tập đoàn này cũng thu hẹp còn 93 tỷ đồng.

Lũy kế đến hết năm 2023, HBC lỗ gần 3.700 tỷ đồng. Ảnh: HBC.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, được kiểm toán bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Trong đó, doanh thu thuần cả năm đạt gần 7.600 tỷ đồng, gần như không có sự điều chỉnh so với báo cáo tự lập.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế bị điều chỉnh giảm thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán, khiến doanh nghiệp lỗ ròng 1.115 tỷ đồng.

Lý do là chi phí quản lý doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng từ hơn 480 tỷ đồng lên gần 760 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 270 tỷ đồng sau kiểm toán.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Xây dựng Hòa Bình kinh doanh thua lỗ. Năm 2022 công ty lỗ hơn 2.600 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2023, số lỗ lên tới gần 3.700 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn chưa đến 94 tỷ đồng thay vì hơn 450 tỷ đồng như trong báo cáo tự lập.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Xây dựng Hòa Bình ở mức gần 15.250 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chiếm phần lớn với gần 10.400 tỷ đồng, giảm khoảng 3.300 tỷ sau một năm. Lượng tiền mặt và tiền gửi chỉ còn gần 400 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp xây dựng này ở mức hơn 15.100 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính chiếm hơn 4.700 tỷ đồng, giảm khoảng 1.400 tỷ đồng so với đầu năm.

HÒA BÌNH LỖ THÊM HƠN 300 TỶ SAU KIỂM TOÁN
Kết quả kinh doanh hàng năm của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Nguồn: BCTC DN.
Nhãn201820192020202120222023
Doanh thu thuần tỷ đồng 18299186091122411355141487537
Lợi nhuận sau thuế
8604058396-2570-1115

Giải trình sự chênh lệch lớn về vốn chủ sở hữu, Xây dựng Hòa Bình cho rằng "do đơn vị kiểm toán áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và theo quan điểm rất thận trọng".

Theo công ty, báo cáo quyết toán định giá các bất động sản theo giá thị trường, trong khi báo cáo tài chính kiểm toán được ghi nhận theo giá gốc, tức giá mua ban đầu.

"Thực tế, thị trường địa ốc ở Việt Nam có sự biến động gia tăng giá liên tục trong nhiều năm. Cách ghi nhận này đã gây ra sự chênh lệch rất lớn... Ngoài bất động sản, định giá những tài sản cố định của Hòa Bình trong báo cáo tài chính kiểm toán cũng thấp hơn rất nhiều so với thực tế, nhiều tài sản cố định thậm chí không được đưa vào định giá vốn chủ sở hữu", Hòa Bình lý giải.

Theo báo cáo quyết toán, giá trị bất động sản theo thị trường hiện nay là 4.789 tỷ đồng trong khi báo cáo kiểm toán chỉ ghi nhận 2.470 tỷ đồng, chênh lệch 2.319 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty cho rằng giá trị còn lại của máy móc thiết bị được ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán không phù hợp với thực tế khấu hao và trượt giá, khiến chênh lệch lên đến 1.024 tỷ.

Đồng thời, các khoản phải trích lập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành được xác định theo tuổi nợ, trong khi theo báo cáo quyết toán đánh giá căn cứ vào nguyên nhân chậm thanh toán, sự đảm bảo về chất lượng công trình, mức độ hoàn thiện của hồ sơ...

"Hiện nay, chúng tôi đang làm việc với đơn vị chuyên về thẩm định giá để rà soát lại số liệu tính toán của Khối Tài chính kế toán của Hoà Bình nhằm bảo đảm sự khách quan trong kết quả tính toán của chúng tôi", Hòa Bình nêu rõ.

Sau thời gian khó khăn, Xây dựng Hoà Bình đặt kỳ vọng lớn vào sự hồi phục của năm 2024 với mục tiêu doanh thu 10.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 433 tỷ đồng.

Mục tiêu này tương đương với năm 2019, thời điểm các doanh nghiệp xây dựng chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 và sự suy giảm của thị trường bất động sản.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Chính phủ yêu cầu NHNN và các bộ, ngành rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo có hiệu lực thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) từ 1/7.

Ai trả tiền trong các vụ khách mất hàng trăm tỷ đồng gửi ngân hàng?

Việc xác định bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền đã mất cho khách hàng thường được tòa án đưa ra sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ liên quan vụ án.

VNDirect 'tri ân' khách hàng sau sự cố hacker tấn công

VNDirect thông báo có chính sách ưu đãi cho khách hàng sau sự cố hacker tấn công như miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở trong tháng 4, giảm lãi vay margin về mức 9,3%...

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm