Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xác người chết vì Ebola phát ra tiếng kêu lạ khi lật ngửa

Nhân viên y tế chôn 6 người mỗi ngày, vứt bỏ thân nhân vì sợ virus lây lan, âm thanh lạ phát ra từ thi thể khi được lật ngửa là số ít những chuyện đau lòng nơi tâm dịch Ebola.

Nhân viên y tế di chuyển thi thể một người chết vì virus Ebola. Ảnh: AP

Hãng tin CNN của Mỹ đã tập hợp câu chuyện từ những người tình nguyện dập dịch Ebola ở Tây Phi, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh.

Daniel James, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ ở Kailahun, Sierra Leone

Thi thể đầu tiên chúng tôi chôn cất nằm ở một ngôi làng tên là Gbanyawalu. Khi mọi người lật ngửa xác chết, nó phát ra tiếng kêu như hơi thở khò khè của một người. Nó khiến chúng tôi sợ hãi và bỏ chạy. Ngay cả những nhân viên dạn dày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không thể ngờ một xác chết nằm lộ thiên 3 ngày lại tạo ra những âm thanh như thế.

Vào ngày 10/7, Tổng thư ký quản lý dịch bệnh và các hoạt động chữ thập đỏ ở Sierra Leone gọi tôi vào văn phòng và yêu cầu tôi đảm trách nhiệm vụ thu thập và chôn cất thi thể của những người nhiễm Ebola tại khu vực Kailahun. Tôi phải mất 5 phút để suy nghĩ về điều đó trước khi nhận lời.

Máu người chữa Ebola trở thành cơn sốt ở chợ đen

Thị trường chợ đen Tây Phi nổi lên cơn sốt máu có thể chữa Ebola sau khi WHO tuyên bố loại máu này chứa kháng thể đặc biệt giúp tiêu diệt hoàn toàn virus nguy hiểm.

Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn là một đứa trẻ, tôi muốn giảm bớt phần nào nỗi đau của nhân loại, đặc biệt ở những khu vực dễ tổn thương như các quốc gia nghèo đói ở châu Phi. Tôi tới từ Kailahun và phải trở lại đó để cứu nhân dân của mình. Khi về tới quê nhà, khung cảnh không khác nào một vùng chiến sự. Gia đình tôi rất sợ hãi. Mọi người lo lắng và hoảng sợ tới tột độ. Họ gọi tôi về nhà. Em gái tôi khóc lóc qua điện thoại nên tôi phải trấn an nó.

Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm từ một nạn nhân chết vì Ebola ở Pendembu, Sierra Leone. Ảnh: CNN

Trung bình mỗi ngày, chúng tôi phải chôn 6 xác người chết vì nhiễm Ebola. Phần khó nhất của công việc này là lấy mẫu máu của người chết vì dịch bệnh, thường nằm đó nhiều ngày trước khi chúng tôi đến. Làm việc nhiều khiến chúng tôi trở thành những chuyên gia. Đồ bảo hộ, thuốc sát trùng giúp chúng tôi đảm bảo quy tắc tránh tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân.

Nhân viên y tế Pierre Trbovic, Trung tâm Điều trị Ebola ELWA-3 ở Monrovia, Liberia

Không lâu sau khi tới Monrovia, tôi nhận ra đồng nghiệp của mình bị quá tải vì quy mô của đại dịch. Trung tâm điều trị của chúng tôi lớn nhất trong khu vực nên số bệnh nhân cũng rất đông. Dập dịch Ebola là công việc không thể lên kế hoạch trước. Chúng ta không thể buộc một người lao mình vào vùng dịch để ngăn virus lây lan. Tuy nhiên, phải có người nào đó làm việc này và chúng tôi tình nguyện đi vào tâm dịch.

Thi thể một người chết vì Ebola nằm ven đường ở Monrovia, Liberia. Ảnh: AP

Người đầu tiên khiến tôi chú ý chính là hai cha con một nạn nhân Ebola. Người cha đặt con gái tuổi teen trong cốp xe và đưa tới trung tâm điều trị Ebola. Ông ta biết chúng tôi không thể cứu cô bé nhưng vẫn đưa con gái tới trung tâm để ngăn virus lây lan sang những thành viên còn lại trong gia đình.

Những gia đình khác đưa người thân tới cổng trung tâm sau đó thả bệnh nhân xuống đất trước khi vội vã lái xe đi. Một bà mẹ đặt đứa con nhỏ trên một cái ghế và hy vọng hành động của cô sẽ buộc chúng tôi chăm sóc đứa trẻ. Một đứa trẻ khác bị bỏ ngoài cổng trung tâm y tế. Cô bé chết hai giờ sau đó. Thi thể nạn nhân vẫn nằm tại nơi gia đình cô bé vứt bỏ một thời gian trước khi đội chôn cất tới đưa nạn nhân đi an táng.

Sợ dịch Ebola, người dân ném xác bệnh nhân giữa phố

Người dân tại một thành phố ở Liberia ném xác một thanh niên chết vì nhiễm virus Ebola ra đường bởi nỗi sợ hãi về sự lây lan của đại dịch đang bủa vây tâm trí họ.

Chúng tôi gần như bất lực khi số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều. Chúng tôi buộc phải ngoảnh mặt với nhiều trường hợp khi gia đình đưa thân nhân tới và cầu xin sự giúp đỡ. Tại Monrovia, chúng tôi cần 1.000 giường bệnh để điều trị tất cả các nạn nhân nhưng hiện tại chỉ có 240 giường. Chúng tôi cố gắng mở rộng trung tâm nhanh nhất có thể nhưng nó không đủ đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.

Trung úy Rebecca Levine, dịch vụ Y tế công cộng Mỹ tại Freetown, Sierra Leone

Chuyến bay đưa chúng tôi tới Sierra Leone hoàn toàn vắng khách. Khi tới khách sạn, chúng tôi gặp hai sĩ quan khác tại sảnh. Tôi muốn lại gần và ôm họ nhưng không ai được tiếp xúc trực tiếp với nhau ở đây. Bạn không thể bắt tay nhau, không thể ôm nhau. Virus Ebola khiến mọi người gần như không thể chia sẻ dù đang quay quắt trong đại dịch tồi tệ nhất lịch sử.

Kho thiết bị của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Monrovia, Liberia. Ảnh: Getty

Không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm giữa người với người, đại dịch Ebola còn làm cuộc sống ở các nước Tây Phi đảo lộn nghiêm trọng. Giá cả của tất cả các loại mặt hàng tăng vọt nên phần lớn người dân không đủ khả năng nuôi sống gia đình. Các trường học đóng của nên trẻ em hoàn toàn không được tới lớp.

Các nhân viên y tế địa phương ăn trưa cùng tôi hôm nay. Họ đề nghị chia cho tôi phần thức ăn của họ. Tuy nhiên, tôi không thể ăn chúng. Tất cả chúng tôi đều sợ những thứ bất thường. Không ai muốn mình bị tiêu chảy, nôn mửa vì ngộ độc thực phẩm, những triệu chứng rất dễ bị gán với nhiễm virus Ebola. Bạn phải cẩn thận mọi lúc, mọi nơi.

Nỗi sợ hãi của tôi chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Chúng tôi gần như không thể khoanh vùng những người có nguy cơ nhiễm Ebola hoặc những nạn nhân thực sự của đại dịch. Cơ sở vật chất tồi tàn của các nước châu Phi khiến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều trở ngại. Nạn nhân của Ebola dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, khiến virus lây lan nhanh.

Sự thiếu hiểu biết của người dân cũng là trở ngại lớn. Tôi nhìn thấy dấu hiệu bên ngoài một nhà thờ cáo buộc đại dịch Ebola là trò ma quỷ. Nó khuyên người dân chỉ cần cầu nguyện là đủ dập dịch. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng nỗ lực ngăn chặn Ebola cần nhiều hơn thế.

Quá trình tàn phá cơ thể người của virus Ebola

Sau khi xâm nhập cơ thể, virus Ebola sản sinh rất nhanh và phá hoại hệ thống miễn dịch. Cuối cùng, bệnh nhân chảy máu từ miệng, mũi, vết thương hở rồi chết do mất máu và suy thận.


Tim Callaghan, Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ tại Monrovia, Liberia

Tôi tới đây từ hơn 6 tuần trước. Tôi từng làm giám đốc các nỗ lực khắc phục thảm họa động đất ở Haiti năm 2010 nhưng trải nghiệm ở Liberia hoàn toàn khác biệt. Ở Haiti, bạn biết phải làm gì để giúp đỡ những người gặp nạn nhưng ở đây, suy nghĩ của chúng tôi buộc phải thay đổi để bảo vệ an toàn cho chính mình trước khi giúp đỡ người khác.

Thi thể những người chết vì Ebola thường phải nằm ngoài trời nhiều ngày trước khi lực lượng thu gom tới an táng. Ảnh: AP

Nhóm của chúng tôi tới từ khắp nước Mỹ. Công việc chính của chúng tôi là nâng cao nhận thức người dân về Ebola và hướng dẫn họ cách phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, cơ sở vật chất nghèo nàn khiến nỗ lực ngăn chặn đại dịch Ebola gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi công tác ở khu vực tên là Dolotown nhưng phải mất 4 giờ di chuyển trên những con đường khủng khiếp để tới được phòng thí nghiệm gần nhất. Họ mất thêm vài ngày để xác định những người nhiễm Ebola.

Việc tiếp cận những khu vực xa xôi hẻo lánh như đội của Tim Callaghan thực hiện tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm. Người ta mới phát hiện thi thể của 8 người gồm 3 bác sĩ trong một đoàn y tế hỗ trợ dập dịch Ebola sau hai ngày mất tích tại Nzerekore, Guinea. Một người dân tên là Yves cho biết thanh niên trong làng ném đá và tấn công đoàn công tác khi họ thấy nghi ngờ những người tới để ngăn Ebola lây lan.

Cái chết đau đớn của những người nhiễm Ebola

"Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn về phía sau”, một y tá trong trung tâm điều trị Ebola kể.

Nhật ký từ tâm dịch Ebola: Giấy chứng nhận được sống

Cứ 15h hàng ngày, những người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần Ebola đều được giải phóng khỏi trung tâm điều trị Ebola với giấy chứng nhận "được sống".

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm