Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quá trình tàn phá cơ thể người của virus Ebola

Sau khi xâm nhập cơ thể, virus Ebola sản sinh rất nhanh và phá hoại hệ thống miễn dịch. Cuối cùng, bệnh nhân chảy máu từ miệng, mũi, vết thương hở rồi chết do mất máu và suy thận.

E
Một bác sĩ của tổ chức Bác sĩ không biên giới điều trị một bệnh nhân nhiễm Ebola tại Gueckedou, Guinea. Trong thời gian đại dịch Ebola bùng phát mạnh mẽ tại châu Phi, nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp cảnh tượng nạn nhân đau đớn, vật vã vì căn bệnh nguy hiểm. 

Những bức ảnh giúp người xem cảm nhận thấy nỗi đau, sự vất vả mà những người bệnh đang phải vật lộn, đối mặt hàng ngày, hàng giờ trước khi từ giã cõi đời.

 

Nhiếp ảnh gia Sylvain Cherkaoui, thành viên của tổ chức Bác sĩ không biên giới, tới Tây Phi và ghi lại cảnh tượng dịch sốt xuất huyết Ebola tàn phá cuộc sống của người dân nơi đây. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

Finda Marie Kamano, một phụ nữ 33 tuổi tại Gueckedou, Guinea, là một trong những nạn nhân của virus Ebola. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

Cả 5 thành viên trong gia đình Finda đều nhiễm virus Ebola. Người em gái của Finda cũng đã nhiễm bệnh và trải qua những ngày đau đớn nhất của cuộc đời. Dù đã rất cẩn thận nhưng trong một lần Finda giúp người thân tắm, cô vô tình tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trên cơ thể người bệnh nên đã nhiễm. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

 

Sợ dịch Ebola, người dân ném xác bệnh nhân giữa phố

Người dân tại một thành phố ở Liberia ném xác một thanh niên chết vì nhiễm virus Ebola ra đường bởi nỗi sợ hãi về sự lây lan của đại dịch đang bủa vây tâm trí họ.

Người phụ nữ 33 tuổi hiểu rằng virus Ebola đã xâm nhập cơ thể và cô sắp đón nhận kết thúc đau đớn như những người thân. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

Hầu hết mọi người nơi đây đều biết rõ virus Ebola lây từ người qua người qua hành vi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

Ebola cũng có thể lây qua vết xước nhỏ trên da, niêm mạc người lành tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc thậm chí qua vật trung gian như chăn, đệm, ga giường, quần áo, kim tiêm. Ảnh: Sylvain Cherkaoui

 

Người tình nguyện khiêng bệnh nhân Ebola
Người tình nguyện khiêng bệnh nhân Ebola tới một trung tâm của tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Kailahun, Sierra Leon vào ngày 2/8. Ảnh: Reuters

Theo các bác sĩ, Ebola đã vô hiệu hóa protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, phá hoại hệ miễn dịch của cơ thể. Finda cảm nhận sức khỏe giảm từng ngày. Ảnh: AP

Sau khi các virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sinh sôi rất nhanh trong tế bào. Những virus sẽ bành trướng, nhiễm vào tế báo khác và lan rộng khắp cơ thể. Ảnh: EPA

 

Dịch Ebola xóa sổ hoàn toàn nhiều làng ở Tây Phi

Dịch bệnh tại Tây Phi đang trầm trọng hơn, với nhiều ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn và những xác chết nằm trên đường phố.

Virus Ebola gây ra cục máu đông nhỏ trong mạch máu. Số lượng máu tụ tăng dần, gây tắc dòng máu mà cơ thể lưu thông để nuôi các cơ quan như gan, não, phổi, thận. Ảnh: Reuters

Đến giai đoạn cuối, máu sẽ chảy từ miệng, mắt, tai, mũi và vết hở trên da của bệnh nhân. Họ sẽ chết do mất máu quá nhiều, suy thận. Tất cả những người nhiễm virus Ebola đều đã chuẩn bị tâm lý để đón cái chết. Ảnh: EPA

Những con số mới nhất từ WHO cho thấy khoảng 40% bệnh nhân sống sót sau khi nhiễm Ebola nếu họ phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ảnh: AP

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch, các quốc gia ở châu Phi đã đóng cửa biên giới. Thậm chí nhiều bệnh viện quá tải vì không còn chỗ hay đủ khả năng cứu bệnh nhân Ebola. Ảnh: EPA

Chính phủ Mỹ cùng nhiều nước đã cử đoàn bác sĩ, chuyên gia tới "lục địa đen" để cứu giúp các quốc gia trước nguy cơ dịch bệnh tiến triển mất kiểm soát và lan rộng ra nhiều khu vực khác trên thế giới. Ảnh: AP

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm