Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiễn sáo sang sông và nỗi lòng người ở lại

Xe hoa rời bánh từ lâu. Liệu cô dâu mới đã về tới nhà chồng? Cổng hoa bên đằng gái vừa được rỡ xuống. Người ta nghe tiếng các bà, các cô nói chuyện sang sảng giữa đám người say.

Sau mấy tháng triền miên, quay cuồng với công việc, tôi xin nghỉ phép về thăm nhà, hít thở bầu không khí thanh sạch của làng quê. Giữa đông, lòng người thấy hân hoan vì một ngày nắng ấm. Đứng trên đê, nhìn xuống bãi sông, màu xanh non mơn mởn của những luống xà lách, hay cái vẻ hân hoan của vài cây bắp cải lớn, đã cuộn vừa đúng độ, khiến người ta không thể rời mắt.

Cái thanh bình, yên ả của làng quê khiến người đang bị “ngộ độc” bởi phố phường như tôi cảm thấy khoan khoái vô cùng. Ấy thế mà, cứ đến chín, mười giờ, niềm vui nhỏ nhoi ấy bỗng chốc bị tước đoạt nhanh hơn cả một cái chớp mắt của cô Hà Lan bồng bột trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Loa thùng, loa to, loa nhỏ, cùng dàn karaoke cất tiếng xập xình, rồi chát chúa khắp nơi.

Nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc trẻ, rồi giai điệu bolero da diết cứ thế thay nhau đầy huyên náo. Đằng đông một kiểu, đằng tây một phách, xóm làng náo động bởi sự hỗn tạp của âm nhạc. Loa thùng cứ thế giật đùng đùng, lũ chó thấy động, ban đầu còn sủa, sau đó cũng mệt, không thể thi gan với mấy cái loa được nữa, nên đành nằm im, rên ư ử như thể bị mắng oan.

Vui buon tien sao sang song anh 1

Đám cưới giản dị thời bao cấp vẫn còn trong ký ức nhiều người. Ảnh: Kienthuc.net.

Người già thấy khó chịu nhưng chỉ biết chép miệng. Biết làm sao được, mùa cưới mà. Đám thanh niên chúng nó phải vui với nhau một lúc, cưới xin bây giờ phải có chút nhạc nhẽo, người ta mới biết nhà mình có chuyện hỷ. Dường như đó đã thành cái lệ, thành nếp nghĩ của thời đại mới, giống như cái lệ về tiền cheo cho làng cách đây gần trăm năm.

Tôi về quê gần một tuần, nhưng chưa được ăn cơm nhà cùng bố mẹ. Cả gia đình tản mát đi ăn cưới. Hết họ hàng, đến láng giềng, rồi bạn hữu xa gần của cha mẹ và cả đám bạn học của tôi, cứ thế liên miên suốt tuần. Cưới xin thì phải chọn ngày tốt, đó là phong tục của ông bà từ ngàn đời, khổ nỗi cả tháng chỉ có vài ngày tốt, thế nên đám nọ “trùng” với đám kia là chuyện thường.

Vui buon tien sao sang song anh 2

Những bữa tiệc cưới sang trọng đôi khi trở thành gánh nặng cho khách mời và gia chủ. Ảnh: Marry.vn.

Thế nên, có người ngán ngẩm vì từ sáng đến chiều chỉ mải mốt đi ăn cưới. Ăn xong đám này, lại vội vàng chạy qua đám khác, cầm bát, cầm đũa lấy lệ để còn mừng cho cô dâu chú rể. Mừng cho người, nhưng lại mệt cái thân mình. Bố mẹ tôi còn phải chia nhau đi ăn cưới vì đám xá trùng nhau nhiều quá. Nếu ai có hỏi, vì sao đi một mình, cũng chỉ biết cười xòa mà nói thật: “Mùa cưới mà, đám xá nhiều quá”.

Ngồi trong mâm cỗ cưới, không uống một vài ly rượu thành ra không nể mặt nhau, phải uống để mừng cho hạnh phúc của đôi trẻ. Nhưng có ai lo nghĩ cho an toàn của bản thân khi ngồi sau tay lái hay không, thì chẳng ai dám khẳng định. Việc ăn cỗ cưới, dự tiệc cưới dần trở thành nỗi e ngại với những người cẩn trọng.

Không thiếu chuyện đám thanh niên choai choai mới lớn hơn thua nhau vài câu nói, vài chén rượu khi đi ăn cưới mà gây gổ với nhau. Lúc ấy, cô dâu chú rể đành phải giảng hòa cùng quan khách bằng một nụ cười méo mó, nhìn đến tội.

Dường như, chuyện cỗ bàn, rồi mời mọc khách khứa ra sao, hóa ra lại là vấn đề đáng lo nhất khi chuẩn làm đám cưới. Họ hàng, xóm giềng rồi bạn bè, tính ra cũng vài trăm người chứ chẳng chơi, không mời thì nể, mà mời thì ngại. Đôi uyên ương và cha mẹ hai bên đôi khi rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Tôi và vài người bạn đã từng thổ lộ về một đám cưới nhỏ, giản dị, chỉ mời vài chục khách, gồm cha mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết. Mới chỉ là dự định trong tươi lai xa, thế mà “đám thanh niên tân tiến, cứ nghĩ trứng khôn hơn vịt” đã bị phản đối dữ dội. Đám cưới là chuyện hệ trọng cả đời, mời có vài ba người thì bố mẹ bị họ hàng chê trách, mất mặt lắm.

Vui buon tien sao sang song anh 3

Một đám cưới giản dị, ấm cúng như nhiều nước phương Tây đang được nhiều bạn trẻ ủng hộ. Ảnh: Pinterst.com

Cứ đến mùa cưới, ông ngoại lại kể cho tôi nghe về đám cưới của ông bà. Năm 1968, chiến tranh đang ác liệt. Ông bà quyết định cưới nhau để ông lên đường vào Nam. Không đủ thời gian để về quê, hai người đã tổ chức một đám cưới nhỏ tại đơn vị của ông. Khách khứa chỉ có bạn bè và hai người anh trai đang công tác gần đó.

Tiệc cưới chỉ có mấy đĩa kẹo mua vội và vài ba bao thuốc lá, chuẩn bị mất có một buổi chiều. Tiếng cười nói của bạn bè thay cho tiếng nhạc. Quà cưới là những vật phẩm rất thiết thực cho đôi vợ chồng trẻ như: xô chậu, chăn màn, nồi niêu, bát đũa...

Ông bà vẫn thấy may mắn vì có được tấm ảnh cưới để làm kỷ niệm. Nửa thế kỉ làm bạn đời của nhau, trải qua bao gian khó, chiến tranh, bom đạn cùng hơn chục lầm chuyển nhà, kỷ vật ấy vẫn vẹn nguyên như hạnh phúc bằng vàng mà ông bà đã xây đắp cùng nhau.

70 năm trước, các thanh đồng ăn mặc, hầu thánh trong điện thờ ra sao?

Cuốn sách bao gồm phần nghiên cứu, phân tích, mô tả hoạt động hầu đồng, điện thờ, trang phục của các thanh đồng Việt Nam những năm 40-50 thế kỷ trước.

Vì rượu vua mất nước, quan thù nhau

Thời xưa, có kha khá những vụ việc vì rượu mà có vị vua thì mất mạng, có vị vua thì suýt mất ngôi. Còn quan viên cũng vì rượu mà liêm sỉ mất, vì rượu mà mâu thuẫn nhau...

Góc nhìn mới về kháng chiến chống Pháp thời vua Tự Đức

Từ các châu bản triều Nguyễn, tài liệu gốc được lựa chọn từ kho lưu trữ quốc gia, nhóm tác giả hy vọng mở ra hướng nghiên cứu mới về kháng chiến chống Pháp dưới thời vua Tự Đức.

Thụy Oanh

Bạn có thể quan tâm