Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo: 62 hộ dân mất nhà?

Gần 2 tháng sau vụ biệt thự 107 Trần Hưng Đạo đổ sập, 62 hộ dân sống tại đây lại phải đối mặt nguy cơ không có chỗ ở khi bị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chấm dứt hợp đồng.

Từ nhà được phân phối thành nhà thuê

Ngày 22/9, căn biệt thự ở 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị sập khiến 2 người tử vong, 6 người bị thương nặng, hàng chục hộ dân phải sơ tán đến nơi ở tạm hoặc thuê nhà.

Chưa ổn định sau vụ nhà sập, hơn 60 hộ dân lại đối mặt nguy cơ mất nơi họ từng ở từ hàng chục năm nay. Lý do là ngày 12/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có công văn chấm dứt việc cho thuê nhà 107 Trần Hưng Đạo.

Sập biệt thự cổ ở Hà Nội, 2 người tử vong

Nạn nhân thứ 8 và có thể là cuối cùng được tìm thấy lúc 17h45 nhưng đã tử vong, nâng số người chết trong vụ sập biệt thự Pháp cổ ở đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) lên con số 2.

Ngay lập tức, 62 hộ dân ở 107 Trần Hưng Đạo đã gửi đơn kiến nghị lên Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và các cơ quan chức năng.

Các hộ dân cho rằng, khu tập thể 107 Trần Hưng Đạo do Tổng cục Đường sắt Việt Nam, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam ra quyết định phân phối nhà hoặc cấp nhà ở từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những cán bộ được ngành Đường sắt phân hoặc cấp nhà gần nhất cũng từ trước năm 2003.

Năm 1994-1995, khu tập thể xuống cấp trong khi không có tiền nâng cấp, sửa chữa nên ngành Đường sắt đã lập Ban Quản lý và phát triển nhà đường sắt. Để tiện thu phí nhằm xây dựng quỹ tài chính sửa chữa nhà ở, ngành Đường sắt yêu cầu các hộ dân, trong đó có khu tập thể 107 Trần Hưng Đạo nộp các quyết định phân phối hoặc cấp nhà để chuyển thành hợp đồng thuê nhà.

Khẳng định có công lao nên mới được phân phối nhà theo cơ chế bao cấp, các hộ dân đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hủy bỏ thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà, đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp.

"Bất kỳ sự thay đổi mục đích sử dụng nào đối với khu tập thể 107 Trần Hưng Đạo đều phải được bàn bạc, thống nhất với các hộ dân; khẩn trương bố trí nhà tạm cư cho 16 hộ còn lại; cấp điện, nước, mở cửa để các gia đình ở tạm; ngành Đường sắt phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân trong vụ sập nhà"​, các hộ dân đề nghị.

Nỗ lực đào bới, tìm kiếm nạn nhân vụ sập biệt thự Một ngôi nhà cổ xây dựng từ thời Pháp ở trung tâm thủ đô đã bị đổ sập lúc 12h45. Bên trong có nhiều người mắc kẹt, cảnh sát đang tìm cách vào trong cứu hộ.

Chưa tìm được tiếng nói chung 

Ngày 11/11, ông Đới Sỹ Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, có công văn đề nghị các gia đình tổng hợp những vướng mắc, khó khăn, giấy tờ liên quan tới hợp đồng thuê nhà, giao nhà để xem xét xử lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các hộ dân.

Về việc bố trí tạm cư cho 16 hộ dân còn lại, Tổng công ty Đường sắt cho rằng

UBND quận Hoàn Kiếm, Sở Xây ​dựng, UBND TP Hà Nội đang tiếp tục bố trí tạm cư cho 16 hộ dân còn lại. Tuy nhiên, Tổng công ty Đường sắt khẳng định, chưa thể mở cửa khu nhà khi chưa có giám định của chất lượng công trình.

Ngày 13/11, ông Nguyễn Đình Hải - đại diện các hộ dân 107 Trần Hưng Đạo cho rằng​, trả lời của Tổng công ty Đường sắt không đúng nội dung kiến nghị của các hộ dân có hợp đồng thuê nhà.

"Nếu họ chấm dứt hợp đồng thì chúng tôi đi đâu, về đâu?", ông Hải nói và cho hay, các hộ dân sẽ phúc đáp phản đối công văn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Biệt thự Pháp cổ đã đổ sập thế nào?

Sau trận mưa gần 200 mm, biệt thự 110 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đổ sập kèm tiếng động như sấm. Nhiều người bị vùi lấp, hai người tử vong.

Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm