Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vũ khí hạng nặng trên chiến hạm Mỹ ở Đà Nẵng

Hai tàu chiến hiện đại của Mỹ do ông Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chỉ huy, đã có mặt tại Đà Nẵng để bắt đầu chuyến giao lưu 5 ngày với hải quân Việt Nam.

Bên trong máy bay Hercules của không quân Mỹ tại Đà Nẵng

Máy bay vận tải C-130 Hercules có sức chở 19.000 kg của Không quân Mỹ tới Đà Nẵng trong một tuần để phục vụ chương trình nhân đạo Thiên thần Thái Bình Dương.

Sáng 6/4, hai tàu hải quân Mỹ cùng hơn 400 sĩ quan và thủy thủ đoàn cập cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm và giao lưu giữa hải quân 2 nước. Các tàu đến Việt Nam gồm USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) của Hải quân Mỹ. Chỉ huy 2 tàu khu trục là ông Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt. 
Sáng nay, 6/4, 2 chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ, cùng khoảng 400 thủy thủ đoàn đã cập Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị, giao lưu giữa hải quân hai nước.
Đây là hoạt động giao lưu thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa hải quân 2 nước.
Đến thăm Việt Nam lần này, có tàu USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) của Hải quân Hoa Kỳ.
Chương trình kéo dài trong 5 ngày với các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải... Trong ảnh: Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3).
Các hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.  Bên cạnh đó, các thủy thủ đoàn sẽ tham gia triển khai các dự án cộng đồng tại trường Tiểu học Hoà Quý, Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố, giao lưu thể thao với sinh viên Đại học Đà Nẵng, cũng như tìm hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam qua các địa danh lịch sử và văn hoá của TP Đà Nẵng.
Các hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân thực hành bộ quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn và cách điều khiển tàu. Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia các hoạt động xã hội, thể thao và văn hóa tại TP Đà Nẵng. Trong ảnh: Tàu USS Fitzgerald (DDG 62).
USS Fort Worth là loại tàu chiến đấu ven biển (LCS) kích cỡ nhỏ, lớp Freedom, có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ.
USS Fort Worth sử dụng động cơ phản lực nước thay chân vịt, giúp tàu có thể di chuyển về một phía, xoay vòng và tiến vào những không gian chật hẹp. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Tàu được sử dụng để rà phá mìn, dò tàu ngầm và chiến đấu trên mặt biển.
USS Fort Worth sử dụng động cơ phản lực nước thay chân vịt, giúp di chuyển, xoay vòng và tiến vào những không gian chật hẹp. Tàu dài 119 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h, có hệ thống rà phá mìn, dò tàu ngầm và chiến đấu trên biển. Trong ảnh là phòng điều khiển của chiến hạm này.
Đại úy Randy Garner, chỉ huy phi đội trên USS Fort Worth, cho biết tàu được tự động hóa chuyển động, có nghĩa là có khả năng vẫn hoạt động tốt mà không cần nhiều thủy thủ vận hành.
Đại úy Randy Garner, chỉ huy phi đội trên USS Fort Worth, cho biết, tàu được tự động hóa chuyển động, có khả năng hoạt động tốt mà không cần nhiều thủy thủ vận hành.
USS Fort Worth được 54 thủy thủ và 19 nhân viên sử dụng các thiết bị chiến đấu vận hành. Phi đội phòng không trên tàu gồm 24 người, sử dụng hai trực thăng MH-60 Seahawk và trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Tàu được trang bị 2 khẩu pháo nòng 30 mm, 2 trực thăng Seahawk, một pháo nòng 57 mm với tầm bắn gần 17 km...
Trụn tàu có hai trực thăng luôn trong tư thế sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Phi đội phòng không trên tàu gồm 24 người, sử dụng 2 trực thăng MH-60 Seahawk và một trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Trong khi đó, tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62) hoạt động từ tháng 10/1995. Đây là một trong 15 tàu khu trục có khả năng đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo toàn cầu. USS Fitzgerald thuộc Hạm đội 7 của Mỹ đóng ở căn cứ Hải quân Yokosukam, Nhật Bản.
USS Fitzgerald thuộc lớp Arleigh Burke. USS Fitzgerald được thiết kế với mục đích phòng vệ. Toàn bộ tàu được làm bằng thép và sử dụng động cơ tua-bin khí.
USS Fitzgerald thuộc lớp Arleigh Burke, được thiết kế với mục đích phòng vệ. Toàn bộ tàu được làm bằng thép và sử dụng động cơ tua-bin khí.
Tàu có thể phóng tên lửa SM-3, vũ khí phòng vệ của hải quân Mỹ do công ty Raytheon sản xuất, để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm trung.
Tàu có thể phóng tên lửa SM-3 tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm trung. USS Fitzgerald (DDG-62) dài 154 m, rộng 20 m, tốc độ lên đến 56 km/h và tầm hoạt động hơn 8.000 km. Tàu cũng được trang bị nhiều loại radar, thiết bị phục vụ chiến tranh điện tử, các bệ phóng tên lửa, hai ống phóng ngư lôi, 4 súng caliber 50 cỡ nòng 12,7 mm, 2 pháo phòng thủ gần Phalanx CIWS 20 mm.
Sự kết hợp của các hệ thống phòng thủ Aegis, một hệ thống tác chiến chống ngầm tiên tiến cùng máy bay trực thăng SH-60 Seahawk, tên lửa phòng không tối tân, tên lửa chống hạm Tomahawk và tên lửa hạm đối đất đã biến chiếc tàu chiến lớp Arleigh Burke trở thành một chiến binh quyền lực nhất trên mặt biển.
Sự kết hợp của các hệ thống phòng thủ Aegis - một hệ thống tác chiến chống ngầm tiên tiến cùng trực thăng SH-60 Seahawk, tên lửa phòng không tối tân, tên lửa chống hạm Tomahawk và tên lửa hạm đối đất đã biến chiếc tàu chiến lớp Arleigh Burke trở thành một chiến binh quyền lực trên biển.

Người gốc Việt chỉ huy hai tàu chiến Hoa Kỳ tới Đà Nẵng

Ông Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt sẽ chỉ huy tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62) và tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) của Hải quân Hoa Kỳ đến Đà Nẵng.

Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm