Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Volvo giảm mục tiêu biên lợi nhuận

Hãng ôtô Thụy Điển công bố giảm mục tiêu biên lợi nhuận EBIT và điều chỉnh kỳ vọng doanh thu cho năm 2026, trong bối cảnh phức tạp của thương mại toàn cầu và thuế quan.

Một mẫu xe điện của Volvo. Ảnh: Volvo Việt Nam.

Theo CNBC, sau khi từ bỏ mục tiêu trở thành hãng xe thuần điện vào năm 2030, Volvo mới đây đã tiếp tục điều chỉnh mục tiêu doanh thu và biên lợi nhuận.

Nhà sản xuất ôtô Thụy Điển, hiện do Geely Holding (Trung Quốc) nắm giữ phần lớn cổ phần, cho biết đang đặt mục tiêu biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) năm 2026 vào khoảng 7-8%, giảm từ mức trên 8%, do gia tăng các vấn đề phức tạp, đặc biệt liên quan đến thương mại toàn cầu và thuế quan.

Hãng cũng cho biết đang tìm kiếm tăng trưởng vượt trội trên thị trường xe sang đến năm 2026, thay vì cố định mục tiêu doanh thu như tuyên bố trước đây là 500-600 tỷ Krona Thụy Điển (khoảng 49-59 tỷ USD).

CNBC cho rằng các tranh chấp thương mại và thay đổi liên tục của thuế quan quốc tế đang trở thành thách thức lớn đối với các nhà sản xuất ôtô, khi họ phải đối mặt với bối cảnh địa chính trị phức tạp giữa Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ. Mặt khác, các hãng xe cũng cần có lợi thế cạnh tranh trong thị trường đang bị chi phối bởi làn sóng chuyển dịch sang xe điện.

Ban đầu, hãng xe Thụy Điển tuyên bố chấm dứt sản xuất xe xăng, dầu từ năm 2030, nhưng đã trì hoãn kế hoạch này sang năm 2040 do đánh giá nhu cầu thị trường và hạ tầng trạm sạc phát triển chậm, trong khi ưu đãi của các chính phủ cũng đã dần giảm, mức thuế quan với các dòng xe điện không rõ ràng tại nhiều thị trường.

Dù vậy, Volvo vẫn nhắm đến mục tiêu đạt 90-100% doanh số toàn cầu vào năm 2030 là ôtô điện. Lượng tiêu thụ này sẽ bao gồm các xe thuần điện và xe hybrid, tức về cơ bản là các mẫu xe cắm sạc. Tỷ trọng doanh số còn lại của Volvo trong năm 2030 sẽ bao gồm một phần nhỏ các mẫu xe hybrid nhẹ.

Trước mắt, Volvo dự kiến các dòng xe điện hóa của hãng vào năm 2025 sẽ chiếm khoảng 50-60% doanh số. Hãng cũng sẽ hoàn thiện dải sản phẩm xe điện trước năm 2030 để có thể chuyển sang điện hóa hoàn toàn khi điều kiện thị trường phù hợp. Volvo hiện có 5 mẫu xe thuần điện trên thị trường và 5 mẫu khác đang trong quá trình phát triển.

Số liệu do Volvo công bố mới đây cho thấy doanh số toàn cầu trong tháng 8 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng 32% ở châu Âu, dù doanh số ở Trung Quốc giảm 23%. Xe EV và xe hybrid chiếm 47% tổng số xe bán ra trong tháng 8 của hãng, còn lại là xe hybrid nhẹ và xe động cơ đốt trong.

Trước đó, hãng đã đạt lợi nhuận kỷ lục vào quý II/2024, lên đến 8,2 tỷ Krona Thụy Điển (tương đương hơn 800 triệu USD).

Ông chủ Circle K khó thâu tóm 7-Eleven

Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Seven & i Holdings Co., công ty mẹ của chuỗi 7-Eleven, đã từ chối đề xuất mua lại trị giá gần 39 tỷ USD từ Couche-Tard, đơn vị sở hữu chuỗi Circle K.

Các gia tộc siêu giàu sẽ sở hữu khối tài sản 9.500 tỷ USD vào năm 2030

Một báo cáo từ Deloitte ước tính khối tài sản của các gia đình tài phiệt đến năm 2030 sẽ tăng 73% so với năm 2024 và đạt mốc 9.500 tỷ USD.

Dior, Chanel, Louis Vuitton kiếm được bao nhiêu tiền ở Việt Nam

Dù không đứng đầu về doanh thu, Christian Dior Việt Nam đang là "quán quân" lợi nhuận trong ngành hàng xa xỉ phẩm tại Việt Nam.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Cẩm Tú

Bạn có thể quan tâm