Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Voi rừng tấn công người dân ở Đồng Nai

Một người dân đi chăn thả bò ở Đồng Nai bất ngờ bị voi rừng tấn công phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 8/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán (Đồng Nai) cho biết đã tiếp nhận cấp cứu một người dân bị voi rừng tấn công khi đang chăn thả bò tại rẫy gần nhà. Nạn nhân là anh L.V.L. (34 tuổi, ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán).

Thông tin ban đầu, khoảng 7h sáng cùng ngày, trong lúc anh L. dẫn bò ra chăn thả thì bất ngờ bị 2 con voi tấn công. Anh L. bỏ chạy nhưng voi rừng đuổi kịp, quật ngã khiến anh L. bị thương phải vào viện cấp cứu.

voi tan cong nguoi anh 1

Hiện trường voi rừng tấn công người dân. Ảnh: M.T.

Ngoài ra, voi rừng còn quật chết một con bò, giật sập một căn chòi và xéo nát nhiều diện tích hoa màu. Sau đó, đội phản ứng nhanh, lực lượng kiểm lâm cùng người dân đã đuổi voi trở lại rừng. Nhận tin báo, Công an huyện Định Quán đến hiện trường ghi nhận sự việc.

Theo Chi cục kiểm lâm Đồng Nai, hiện Đồng Nai có đàn voi khoảng gần 20 con sinh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên (thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán).

voi tan cong nguoi anh 2

Con bò bị voi rừng quật chết tại hiện trường. Ảnh: M.T.

Thống kê sơ bộ, đầu năm 2023 đến nay, voi rừng đã ra khu dân cư hàng chục lần, phá phách gây thiệt hại nhiều hoa màu, tài sản của người dân. Các lần trước voi chỉ ra tìm thức ăn rồi quay trở lại rừng, đây là lần đầu voi rừng tấn công người dân.

Năm 2014, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện dự án Khẩn cấp bảo tồn voi rừng giai đoạn 2014-2020. Đến năm 2017, hạng mục hàng rào điện ngăn voi với nương rẫy của người dân được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, do còn một đoạn chưa xây dựng nên thời gian qua, voi vẫn ra khỏi rừng, tới khu dân cư và nương rẫy của người dân tìm thức ăn.

Sách hay về Nam Bộ

Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.

Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.

https://vietnamnet.vn/voi-rung-tan-cong-nguoi-dan-o-dong-nai-2130286.html

Hoàng Anh - ĐN/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm