Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Với nhiều người Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng không còn an toàn

Gần một nửa người trưởng thành tại Mỹ lo ngại về các khoản tiền gửi tiết kiệm sau một loạt vụ phá sản nhà băng. Mức độ lo lắng cũng thay đổi theo học vấn và thu nhập.

Bloomberg đưa tin theo một cuộc khảo sát, 50% người trưởng thành được phỏng vấn tại Mỹ lo ngại về khoản tiết kiệm của họ tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008.

Cụ thể, theo một cuộc khảo sát được Gallup công bố hôm 3/5 cho thấy 48% người Mỹ tương đối, hoặc rất lo lắng về khoản tiền gửi của mình sau hàng loạt vụ phá sản ngân hàng. Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 15 năm qua. Chỉ 20% nói rằng họ không mảy may lo sợ.

Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng
Dữ liệu: Khảo sát của Gallup
NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến

% 192939202

Những người không có bằng đại học và kiếm được ít hơn 100.000 USD/năm thấy bất an hơn, dù các khoản tiết kiệm dưới 250.000 USD sẽ được Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ bảo đảm.

Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo thu nhập
Dữ liệu: Gallup
NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến
Có bằng đại học % 92740231
Không có bằng đại học
243024193
Thu nhập dưới 40.000 USD
232726186
Thu nhập từ 40.000 USD đến 100.000 USD
232930180
Thu nhập trên 100.000 USD
103034251

Những cử tri ủng hộ các đảng khác nhau cũng có mức độ lo lắng khác nhau. 55% cử tri đảng Cộng hòa cho biết họ thấy bất an về khoản tiền gửi của mình. Trong khi đó, tỷ lệ của đảng Dân chủ là 36%.

Sự khác biệt này cũng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, khi cựu Tổng thống George W. Bush còn đương nhiệm.

"Chúng tôi hiểu rằng ngày nay, đa số quan điểm về kinh tế bị ảnh hưởng bởi chính trị", bà Megan Brenan tại Gallup nhận xét.

Tỷ lệ người Mỹ lo lắng về khoản tiền gửi ngân hàng dựa theo đảng phái chính trị
Dữ liệu: Gallup
NhãnRất lo lắngKhá lo lắngKhông quá lo lắngKhông lo lắngKhông có ý kiến
Đảng Cộng hòa % 213427171
Độc lập
213027202
Đảng Dân chủ
132337243

Cuộc khảo sát được thực hiện với 1.013 người trưởng thành ở Mỹ từ ngày 3/4 đến ngày 25/4.

Đầu tuần này, các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic - ngân hàng lớn thứ 14 nước này - rồi bán lại cho JPMorgan Chase.

Đây là động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài 2 tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ. Trước đó, Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 nước này - bị các cơ quan quản lý Mỹ đóng cửa.

tien gui ngan hang anh 1

Các cơ quan quản lý Mỹ đã nắm quyền kiểm soát First Republic rồi bán lại cho JPMorgan Chase. Ảnh: Bloomberg.

Rắc rối của SVB đến từ các đợt tăng lãi suất ồ ạt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Khi Fed mạnh tay tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cạn kiệt, khách hàng của SVB - đa số là startup công nghệ - buộc phải rút tiền gửi để duy trì hoạt động.

Để đối phó với làn sóng rút tiền, SVB buộc phải bán tài sản, chủ yếu là các trái phiếu đã mất phần lớn giá trị.

Vài ngày sau, sự sụp đổ của Signature Bank đánh dấu vụ phá sản lớn thứ 3 tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành ngân hàng trong vòng 15 năm đã khiến dòng tiền chảy khỏi các nhà băng Mỹ. Trong quý I, tiền gửi tại những ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực sụt giảm mạnh.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Fed: 'Không thể cứu Mỹ khỏi vỡ nợ'

Chủ tịch Fed khẳng định nguy cơ Mỹ vỡ nợ tiềm tàng "vô số hệ quả khó lường". Ngân hàng trung ương không thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính khỏi những rủi ro này.

Fed đã bớt 'diều hâu'

Fed vẫn tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm. Nhưng các tuyên bố mới nhất cho thấy cơ quan này đã dịu giọng với cuộc chiến chống lạm phát.

Chứng khoán, vàng sẽ ra sao trong tuần này

Fed chuẩn bị đưa ra quyết định quan trọng trong tuần này. Giới quan sát dự báo cơ quan này vẫn tăng lãi suất, nhưng đây sẽ là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm