Việc võ sĩ quyền Anh người Algeria, Khelif đánh bại Angela Carini (Italy) tại Olympic Paris 2024 với sự chênh lệch vượt trội đang khiến thế giới sôi sục. Đa phần CĐV phẫn nộ vì Khelif trông có vẻ nam tính và từng có tiền sử bị hiệp hội quyền Anh thế giới (IBA) từ chối cho thi đấu tại giải năm ngoái.
Thời trẻ phải bán bánh mì, nhặt ve chai
Tuy nhiên, có khá ít báo chí nói về Khelif và những người Algeria nghĩ gì về chuyện này. Vào cuối tháng 3 năm ngoái, IBA không cho VĐV này dự giải Vô địch thế giới do “y tế”. Điều đó vấp phải sự giận dữ phẫn nộ tại Algeria.
Nhiều người kêu gọi Bộ Thanh niên và Thể thao Algeria cũng như Ủy ban Olympic nước này hành động để khôi phục danh dự của Khelif. Trong khi đó, những người khác kêu gọi chấm dứt các chiến dịch "bắt nạt" mà cô gái của họ phải chịu đựng trên các trang mạng xã hội.
Khelif cũng đăng video để nói về hành trình gian khó đến với quyền Anh của mình. Khelif nhấn mạnh bản thân sinh ra ở một ngôi làng nhỏ và phải đối mặt với nhiều trở ngại, nhưng mỗi trở ngại là động lực để hoàn thành con đường và đạt được mục tiêu của mình.
Khi còn nhỏ, Khelif đã phải đi nhặt ve chai, móc phế liệu để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Việc tập luyện quyền Anh của Khelif cũng không được gia đình ủng hộ, đặc biệt từ người cha vì cho rằng bộ môn này không phù hợp với phụ nữ dù ông không phản đối việc con gái mình trước đó chơi bóng đá.
Việc đi từ làng lên thành phố tập quyền Anh là một trở ngại lớn vì đường xa mà không có tiền. Cái khó ló cái khôn, Khelif quyết định kết hợp bán bánh mì khi lên thành phố để trang trải tiền vé xe buýt. Cứ như vậy, cô gái vạm vỡ với sức mạnh vượt trội và sự khổ luyện đã trở thành võ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng nếu nghĩ Khelif có vóc dáng như vậy mà vô đối thì nhầm to.
Bầm dập trước các đàn chị
Năm 2018, Khelif ra mắt võ đài thế giới khi dự giải vô địch của WBC và bị loại ngay từ vòng 1 và xếp thứ 17 chung cuộc. Năm 2019, cô tiếp tục thua ngay vòng 1 ở giải WBC và xếp 33 chung cuộc.
Tại Olympic 2020, Khelif phải dừng bước ở tứ kết sau khi thua đậm 0-5 trước Kellie Harrington của Ireland. Năm 2022, cô gặt hái thành công nhất khi là võ sĩ đầu tiên của Algeria lọt vào chung kết của IBA nhưng thua Amy Broadhurst của cũng Ireland.
Nhìn chung từ năm 2022, Khelif vô đối tại các giải Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải nhưng khi ra giải thế giới thì vẫn chưa đủ trình giành HCV. Tuy nhiên, với thành tích ấn tượng như trên cũng khiến Khelif bị để ý và hậu quả là quyết định của IBA vào đầu năm ngoái.
Giờ đây, với thắng lợi dù chỉ ở vòng đầu tiên Olympic, Khelif thành “xu hướng” và bị để ý nhiều hơn thì sự nghiệp sau này sẽ không dễ dàng. Tại Olympic Tokyo, Khelif cũng thắng trận đầu tiên nhưng không bị để ý lắm vì bại tướng của cô là một đối thủ cũng đến từ Bắc Phi, Mariem Homrani (Tunisia).
Sau chiến thắng nhiều tranh cãi trước đối thủ người Italy tại Paris hôm 1/8, Khelif cho biết giờ cô chỉ tập trung vào trận đấu kế tiếp và mục tiêu là tìm kiếm huy chương Thế vận hội. Điều Khelif cảm thấy cảm kích là rất nhiều kiều dân Algeria đến nhà thi đấu cổ vũ mình.
Liên đoàn Quyền Anh Algeria chúc mừng Khalif trên trang X chính thức với dòng trạng thái: "Xin chúc mừng võ sĩ người Algeria, Iman Khalif, người đã thể hiện mạnh mẽ trên võ đài và vượt qua vòng 16, sau khi không gặp khó khăn gì trong việc đánh bại võ sĩ người Italy, Angelina Carini ở hạng cân 66 kg và khiến đối thủ yêu cầu trọng tài dừng trận đấu trong vòng chưa đầy 46 giây”.
Trong sự nghiệp thi đấu, Khelif ngán gặp nhất các võ sĩ Ireland. Amy Broadhurst – người đánh bại Khelif 3 năm trước tại Tokyo và sau đó giành HCV - đã giải nghệ. Lần này đại diện cho Ireland là Grainne Walsh nhưng bị Luca Hámori của Hungary loại ngay vòng 1. Trùng hợp là Hamori sẽ gặp Khelif tại tứ kết và nếu vượt qua cửa ải này để vào bán kết, cơ hội để nữ võ sĩ Algeria giành huy chương rất cao. Khi đó, báo chí lại có nhiều chuyện để bàn.
Cuốn sách “Brilliant Orange: The Neurotic Genius of Dutch Football” xuất bản lần đầu năm 2000. Là người Anh nhưng Winner rất ngưỡng mộ bóng đá Hà Lan, và viết ra cuốn sách về bóng đá giàu trí tuệ bậc nhất từ trước đến nay.