Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VNPT đang nắm hơn 50.000 tỷ tiền mặt

Lượng tiền của VNPT được tích lũy trên 50.000 tỷ đồng, vượt trội so với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và nhiều tập đoàn kinh tế khác.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm giữ lượng tiền khổng lồ với giá trị hơn 50.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số gần 44.000 tỷ hồi đầu năm.

Lượng tiền có tính thanh khoản cao này bao gồm tiền mặt gần 2.322 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền là 4.115 tỷ đồng và lượng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc ngắn hạn 43.776 tỷ đồng.

QUY MÔ TIỀN VÀ TIỀN GỬI NGẮN HẠN CỦA VNPT

NhãnNăm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Quy mô tiền Tỷ đồng 2861034569374753989738938406134394350213

Quy mô tiền này là rất lớn, cao hơn tất cả doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Một số doanh nghiệp niêm yết dẫn đầu về lượng tiền như Hòa Phát (46.300 tỷ đồng), PV Gas (33.700 tỷ đồng), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - ACV (31.300 tỷ đồng), Tập đoàn FPT (26.400 tỷ đồng), Lọc hoá dầu Bình Sơn (21.500 tỷ đồng)...

Trong số 10 tập đoàn kinh tế nhà nước, lượng tiền của VNPT cũng vượt trội so với Petrolimex, Vinachem, VN Rubber, Vinatex, Bảo Việt, Vinacomin. Con số này hiện chỉ kém 3 tập đoàn Viettel, EVN và PVN.

Quy mô tổng tài sản của VNPT cũng chính thức vượt qua 100.000 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Chất lượng tài sản được cải thiện chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, trong khi quy mô nợ phải trả suy giảm và vốn chủ sở hữu đi lên.

Tập đoàn kinh tế này thông báo doanh thu thuần năm ngoái tăng nhẹ lên mức 51.272 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm gần 12% về 5.055 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch ở mức 5.408 tỷ đồng.

Năm qua, VNPT tập trung phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, trong đó mở rộng dung lượng kết nối Internet quốc tế thêm 23%; năng lực tính toán/lưu trữ mở rộng của hệ thống trung tâm dữ liệu tăng 25% so với cuối năm 2020; triển khai thử nghiệm thương mại 5G.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT
Chỉ tiêu hợp nhất
NhãnNăm 2015Năm 2016 Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Doanh thu Tỷ đồng 48330506025287051692521285051651275
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2617324443595404573157195055

Đóng góp lớn nhất cho kết quả kinh doanh của tập đoàn vẫn đến từ Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) - đơn vị kinh doanh chủ lực và giữ vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của VNPT.

Cụ thể, riêng VinaPhone đã mang về 41.500 tỷ đồng doanh thu trong năm ngoái, tiếp tục duy trì quy mô trên 40.000 tỷ đồng kể từ 2016 đến nay. Lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.398 tỷ đồng năm 2021.

Sang năm 2022, lãnh đạo VNPT đặt mục tiêu phát triển thêm 200.000 thuê bao di động và 890.000 thuê bao internet băng rộng cố định. Chỉ tiêu tổng doanh thu tăng lên mức 56.647 tỷ đồng.

Đối với công ty mẹ, mục tiêu doanh thu là 41.459 tỷ và lợi nhuận sau thuế 3.820 tỷ đồng, tỷ suất lãi sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở mức 5,7%. Kế hoạch đầu tư của công ty mẹ không quá 11.000 tỷ đồng.

Đòi bồi thường hơn 600 tỷ đồng liên quan thương vụ bán VNPT Epay

Quỹ đầu tư Hàn Quốc đòi Truyền thông VMG bồi thường 626 tỷ đồng do cung cấp thông tin không đúng sự thật về hoạt động của Epay trong thương vụ mua bán cổ phần.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm