Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN-Index lội ngược dòng thành công

VN-Index phục hồi sau khi bị bán tháo dữ dội vào phiên hôm qua lẫn sáng nay. Khối ngoại ghi nhận dòng tiền mua ròng vượt 1.000 tỷ đồng.

Tương tự thời điểm sát giờ nghỉ trưa, phiên giao dịch buổi chiều tiếp tục chứng kiến sự giằng co giữa hai phe mua/bán. Điều này khiến VN-Index chao đảo như đi “tàu lượn”, có lúc tăng gần 20 điểm, có lúc lại giảm xuống hơn 10 điểm.

Càng về gần phiên ATC, dòng tiền bắt đáy của phía mua càng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thanh khoản ở cả hai sàn HoSE và HNX bắt đầu đuối dần so với phiên hôm qua.

Kết thúc phiên, VN-Index tăng 30,42 điểm (2,32%) lên 1.341 điểm, HNX tăng 7,66 điểm (2,27%) lên 345,17 điểm, UPCoM tăng 1,6 điểm (1,61%) lên 101,15 điểm. Thanh khoản toàn thị trường trong cả hai phiên ước đạt khoảng 24.400 tỷ đồng.

Các nhóm ngành đa phần đã lấy lại sắc xanh. Tổng cộng có 555 mã tăng, 697 mã giữ tham chiếu, 240 mã giảm, 101 mã tăng trần, 31 mã nằm sàn.

VN-Index tang tro lai anh 1

Phe mua thắng thế sau khoảng thời gian giằng co. Ảnh: DNSE.

Khối ngoại vẫn miệt mài thu mua số lượng lớn với khoảng 34,4 triệu đơn vị, cao nhất kể từ ngày 25/1. Giá trị mua ròng vượt 1.000 tỷ đồng, gấp 4 lần phiên hôm qua.

Các cổ phiếu cơ bản và nhóm dầu khí, hóa chất, phân bón như DGC, VNM, DPM, BVH, DCM, PVD, DIG đang là mục tiêu chính của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, cổ phiếu của NVL, VHM, HPG, STB, KBC, VCB bị xả liên tục.

Nhìn chung, việc rổ VN30 tăng 30,51 điểm (2,23%) với 27 mã tăng đã kéo thị trường dậy, trong đó không thể không nhắc đến vai trò gồng gánh của dòng ngân hàng.

Các bluechips như VPB, MSN, VIC, SAB, BID, MBB, GVR, VNM, VRE đang có sức ảnh hưởng tích cực đến thị trường. Ở chiều ngược lại, VCB và GAS là hai mã kìm hãm chỉ số mạnh mẽ nhất.

VN-Index tang tro lai anh 2

Những cổ phiếu tác động tích cực và tiêu cực đến VN-Index. Ảnh: VnDirect.

Bên cạnh đó, dòng tiền bắt đáy một lần nữa thúc đẩy giá các cổ phiếu bất động sản đầu cơ. Cả ba mã được đánh tiếng nhiều nhất giai đoạn cuối 2021, đầu 2022 là CEO, DIG, L14 đều tím trần, trắng bên bán.

Nhóm bất động sản vốn hóa lớn cũng bật tăng tương đối mạnh, tiêu biểu là VIC (3,02%), BCM (2,22%), KBC (.4,13%), DXG (4,48%).

Cổ phiếu “họ FLC” như FLC, AMD, ROS, HAI, KLF, ART một lần nữa gây chú ý khi tăng kịch biên độ. Cổ phiếu nhóm này trong 3 phiên trở lại đây đều tăng trưởng tốt.

Sau nhiều phiên nằm sàn, cổ phiếu “họ Louis” và liên quan đến công ty chứng khoán Trí Việt bất ngờ phục hồi. Các mã SMT, APG, TVB tăng trần trong khi VCK, TVC, BII tăng trên 5%. Tuy nhiên, nhóm này ghi nhận sự phân hóa lớn như hai mã TGG và LDP vẫn nằm sàn, thanh khoản tổng quan không thực sự lý tưởng.

Cắt lỗ hay bắt đáy khi chứng khoán giảm kỷ lục?

Các chuyên gia cho rằng lực bán trên thị trường hiện nay như dòng thác đổ và vẫn còn rất mạnh. Việc mua hay bán thời điểm này phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi nhà đầu tư.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm