Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN-Index giảm thêm 8 điểm, rơi về đáy 1 tháng

Áp lực bán tháo ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như tài chính, bất động sản khiến VN-Index đánh mất trụ đỡ và ngã đổ nhanh chóng. Chỉ số chính rơi về mức thấp nhất 1 tháng.

Chứng khoán Việt Nam đang khởi đầu năm mới 2025 không thuận lợi. Ảnh: Duy Hiệu.

Sau phiên giảm hơn 15 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào tuần giao dịch mới với tâm thế thận trọng. Nhờ sự trợ giúp của các nhóm vốn hóa lớn, VN-Index có xu hướng hồi phục nhẹ trong phiên sáng.

Tuy nhiên, vào giữa phiên chiều, việc dòng tiền đột ngột rút lui khỏi nhiều cổ phiếu tài chính - ngân hàng và bất động sản nhanh chóng khiến chỉ số chính đánh mất điểm tựa và đổ dốc. VN-Index có thời điểm giảm hơn 11 điểm và thủng mốc 1.245 điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 8,24 điểm (-0,66%) xuống 1.246,35 điểm; HNX-Index giảm 2,71 điểm (-1,2%) xuống 222,95 điểm; UPCoM-Index giảm 0,73 điểm (-0,77%) xuống 93,62 điểm.

Thanh khoản trên cả 3 sàn không có nhiều đột biến, chỉ đạt 15.500 tỷ đồng, trong bối cảnh tâm lý của nhà đầu tư chưa hết chán nản.

Sắc đỏ gần như áp đảo hoàn toàn bảng điện tử với 526 mã giảm (gồm 22 mã giảm sàn), 880 mã giữ tham chiếu và chỉ 202 mã tăng (gồm 20 mã tăng trần).

Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 17 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 8 mã tăng. Chỉ số đại diện rổ vì thế tiếp tục đi lùi xuống mốc 1.313 điểm.

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index lùi về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2024. Ảnh: TradingView.

Áp lực khiến chỉ số chính giảm hôm nay chủ yếu đến từ các mã vốn hóa lớn như GVR (-3%), MSN (-3,6%), HPG (-2,1%), HVN (-4,2%), MWG (-2,7%), SAB (-2,6%), MBB (-1,2%), ACB (-1,2%), GAS (-0,7%) và DGC (-2,6%).

Trong khi đó, lực đỡ xuất hiện nhờ đà tăng của một số cổ phiếu như VCB (+1%), BID (+1,6%), VTP (tăng trần), BHN (+6,5%), FPT (+0,2%), VPB (+0,3%), STB (+0,4%), CTR (+1,5%), TLG (+3,8%) và SJS (+2,5%) không đủ để cản đà lao dốc của chỉ số.

Phiên hôm nay ghi nhận làn sóng bán tháo một số cổ phiếu bất động, điển hình như PDR (-4,1%), DXG (-2%), DIG (-2%), TCH (-3,4%), DTD (-4,4%), NTL (-4,4%), CEO (-3,8%).

Tương tự, nhóm dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu cũng đồng loạt lao dốc, như TNG (-4,7%), TCM (-2,7%), DGW (-3,5%) hay CSM, GIL, PAC cùng giảm sàn.

Điểm sáng hiếm hoi trong phiên 6/1 là việc khối ngoại giải ngân mua ròng trở lại 129 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền ngoại tập trung tại các mã STB (+82 tỷ đồng), VTP (+46 tỷ đồng), DHT (+32 tỷ đồng).

Ngược lại, tiền ngoại thoái lui khỏi các mã HPG (-39 tỷ đồng), VNM (-36 tỷ đồng), DGC (-27 tỷ đồng).

Viettel, MobiFone, VNPT lãi đậm, thu nhập nhân viên cao hơn ngân hàng

Năm 2024 được coi là năm khởi sắc với nhóm doanh nghiệp viễn thông khi đều ghi nhận kết quả kinh doanh vượt mục tiêu đề ra cũng như tăng trưởng đáng kể so với năm 2023.

Chuyên gia: Tiền đang rời thị trường chứng khoán

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index lao dốc mạnh cuối tuần trước đang đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư. Tình trạng rủi ro xuất hiện trở lại khiến dòng tiền mất kiên nhẫn.

Chứng khoán bị bán tháo, giảm mạnh nhất 4 tháng

Chỉ số VN-Index bị bán tháo dữ dội và giảm hơn 15 điểm, mức thiệt hại lớn nhất kể từ tháng 8/2024. Chỉ số chính cũng điều chỉnh xuống mức thấp nhất 2 tuần qua.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm