Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán bị bán tháo, giảm mạnh nhất 4 tháng

Chỉ số VN-Index bị bán tháo dữ dội và giảm hơn 15 điểm, mức thiệt hại lớn nhất kể từ tháng 8/2024. Chỉ số chính cũng điều chỉnh xuống mức thấp nhất 2 tuần qua.

Chứng khoán giảm mạnh đầu năm mới. Ảnh: Phương Lâm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua ngày giao dịch đáng quên dù đây mới là phiên thứ hai của năm mới 2025. Ngay từ sớm, nguồn cung đã tạo ra áp lực tiêu cực kéo tụt chỉ số chính đại diện sàn HoSE.

Dòng vốn chảy khỏi các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như tài chính - ngân hàng, bất động sản, khiến VN-Index không còn bất cứ trụ đỡ nào.

Đáng chú ý, khối ngoại gây sức ép lớn khi mang “hàng” bán ra ồ ạt. Diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) vừa vượt mốc 109 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 10/2022.

Kết phiên, VN-Index giảm 15,12 điểm (-1,19%) và rơi xuống mốc 1.254,59 điểm. Đây là phiên điều chỉnh đầu tiên của chỉ số trong năm mới và cũng là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 2,03 điểm (-0,89 điểm) xuống 225,66 điểm; còn UPCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,75%) xuống 94,34 điểm.

Làn sóng bán ra kéo thanh khoản trên cả 3 sàn tăng lên 15.375 tỷ đồng với 675 triệu cổ phiếu được sang tay.

Bảng điện tử thấm đẫm sắc đỏ với 506 mã giảm (gồm 20 mã giảm sàn), 824 mã giữ tham chiếu và 274 mã tăng (gồm 42 mã tăng trần).

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index rơi xuống mức thấp nhất 2 tuần qua. Ảnh: TradingView.

Chỉ số VN30-Index đại diện 30 cổ phiếu vốn hóa lớn giảm hơn 22 điểm khi chứng kiến 24 mã giảm, 3 mã giữ tham chiếu và chỉ 3 mã tăng.

Các cổ phiếu bluechip, đặc biệt là nhóm ngân hàng, là nguyên nhân chính khiến VN-Index lao dốc. Trong đó, nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất gồm những cái tên như TCB (-3,4%), CTG (-2,4%), FPT (-2%), VPB (-2,1%), MWG (-3,3%), MBB (-2%), HPG (-1,5%), HDB (-2,6%), ACB (-2%) và LPB (-2,7%).

Trái ngược, đà tăng nhỏ giọt của VCB (+0,1%), PLX (+0,8%), SSB (+0,3%) cùng một số mã vốn hóa nhỏ và vừa khác như CTR (+3,2%), NVL (+1,4%), YEG (tăng trần), TDM (+1,8%), STG (+2,4%), FRT (+0,4%) chưa đủ để chống đỡ lại.

Khối ngoại bán ròng tổng cộng 824 tỷ đồng hôm nay, tập trung chủ yếu ở các mã trụ như FPT (-231 tỷ đồng), CTG (-122 tỷ đồng), TCB (-78 tỷ đồng), HDB (-50 tỷ đồng).

Trái ngược, tiền ngoại chỉ chảy nhỏ giọt vào các mã VGC (+32 tỷ đồng), BID (+27 tỷ đồng), VCB (+22 tỷ đồng).

Chứng khoán tăng phiên đầu năm 2025

Chỉ số VN-Index được nâng đỡ kịp thời vào cuối phiên, qua đó thoát khỏi áp lực bán và bật tăng vượt mốc tham chiếu trong phiên đầu năm mới 2025.

Tăng hơn 12% năm nay, VN-Index sẽ tăng bao nhiêu trong năm 2025?

Năm 2025, các chuyên gia nhận định xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, câu chuyện nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều động lực để khởi sắc.

Làm sao kéo dòng tiền ngoại trở lại thị trường chứng khoán năm 2025

Khối ngoại đã lập kỷ lục bán ròng trong năm 2024. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại có thể giải ngân trở lại vào năm 2025 khi những yếu tố hỗ trợ dần xuất hiện.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm