Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Virus Vũ Hán tàn phá du lịch toàn cầu, hàng loạt quốc gia điêu đứng

Các khách sạn, nhà hàng và điểm du lịch tại nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng "virus Vũ Hán" còn nghiêm trọng hơn cả dịch SARS năm 2003.

Theo Bloomberg, từ Tokyo (Nhật Bản) cho đến London (Anh), các khách sạn, sòng bạc, hãng hàng không và doanh nghiệp bán lẻ đang đối mặt với nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng khủng hoảng khi Trung Quốc hủy các tour du lịch nước ngoài và chính quyền nhiều quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới để chặn dịch virus corona.

Năm 2018, có tới 163 triệu du khách Trung Quốc ra nước ngoài, con số lớn hơn cả tổng dân số Nga. Chi tiêu của du khách Trung Quốc chiếm hơn 30% doanh số bán lẻ du lịch toàn cầu.

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, chỉ khoảng 20 triệu người Trung Quốc đi du lịch ở nước ngoài. Có thể nói, rất nhiều thành phố quốc tế, thương hiệu xa xỉ và ngành bán lẻ sống nhờ vào túi tiền của du khách Trung Quốc.

"Mọi người đều so sánh dịch virus corona với dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên tác động của dịch với du lịch toàn cầu lớn hơn nhiều, bởi hiện rất nhiều người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài", Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Luya You của Bocom International khẳng định.

virus corona tan pha du lich toan cau anh 1

Du khách Trung Quốc ở Bangkok. Ảnh: Reuters.

Sòng bạc lạnh lẽo như phòng mổ ở Macau

Theo thống kê của Jefferies, du khách Trung Quốc chi tiêu 150 tỷ USD trong dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái. Ngành bán lẻ du lịch - mảng kinh doanh bao gồm mua sắm hàng miễn thuế và bán lẻ tại sân bay cũng như các trung tâm giao thông khác - có quy mô lên đến 79 tỷ USD năm 2018 và tăng trưởng rất mạnh tại châu Á.

Khi dịch virus corona bùng nổ, Hong Kong, Singapore và Malaysia lập tức thắt chặt kiểm soát biên giới với Trung Quốc. Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc, trong khi Mỹ kêu gọi người dân nước này không nên tới quốc gia 1,4 tỷ dân.

Các hãng hàng không như British Airways (Anh), Cathay Pacific (Hong Kong), American Airlines (Mỹ)... đồng loạt ngừng hoặc giảm số chuyến bay tới và đi khỏi Trung Quốc

"Việc các hãng hàng không cắt giảm số chuyến bay tác động không chỉ tới các sân bay và cửa hàng, mà còn làm gián đoạn cả một hệ sinh thái, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng", Jefferies giải thích.

Hai trong số những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Hong Kong và Macau. Du lịch Hong Kong đã lao đao vì nhiều tháng biểu tình và virus corona là cú đòn mới đánh mạnh vào bán lẻ và du lịch thành phố này.

virus corona tan pha du lich toan cau anh 2

Nhân viên sòng bạc ở Macau đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt của khách. Ảnh: Bloomberg.

Còn tại Macao, số lượng du khách từ Trung Quốc đại lục sụt giảm 82% trong dịp Tết Nguyên Đán so với cùng kỳ năm ngoái. Tại các sòng bạc ở Macau, nhân viên bảo vệ đeo khẩu trang, đo thân nhiệt từng vị khách.

"Khi bước vào một sòng bạc, tôi có cảm giác như bước vào một phòng mổ lạnh lẽo. Mọi người đều đeo khẩu trang", ông Sheldon Adelson, CEO Las Vegas Sands Corp. mô tả.

Tại Nhật, virus Vũ Hán cũng đang đe dọa mục tiêu thu hút 40 triệu khách du lịch trong năm 2020 của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, năm ngoái, gần 9,6 triệu du khách Trung Quốc đến Nhật Bản, chi tiêu 16,2 tỷ USD.

"Ngành du lịch Nhật Bản sẽ lao đao vì Trung Quốc hủy các tour du lịch ra nước ngoài. Nếu tình hình nghiêm trọng như hồi dịch SARS, nền kinh tế Nhật Bản có thể thiệt hại 611 tỷ yen (5,6 tỷ USD)", nhà kinh tế Yuki Masujima của Bloomberg cho biết.

Đông Nam Á lao đao

Tại Hàn Quốc, doanh số bán hàng miễn thuế và doanh thu các sòng bạc cũng bị ảnh hưởng. "Hàn Quốc đang ngày càng dựa dẫm vào Trung Quốc", nhà phân tích Jun Young-hyun của SK Securities cho biết. Ước tính trong tháng 11/2019, du khách Trung Quốc chiếm 35% tổng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc.

Lotte Group, đại gia sở hữu hàng loạt trung tâm mua sắm và khách sạn, cho biết nhiều đoàn du khách Trung Quốc đã hủy đặt phòng. Tuy nhiên, Lotte cho rằng còn quá sớm để đánh giá tác động của dịch virus corona với ngành du lịch Hàn Quốc.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, nhiều chuỗi khách sạn đã báo động tình trạng các đoàn du khách Trung Quốc hủy tour và đặt phòng. Ngành du lịch chiếm tới hơn 1/5 GDP ở các quốc gia như Thái Lan và Philippines, gấp đôi mức bình quân toàn cầu.

Thái Lan nhiều khả năng là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á. Tổng cục Du lịch Thái Lan ước tính tổng số du khách Trung Quốc đến nước này trong năm nay sẽ sụt giảm tới 2 triệu người.

virus corona tan pha du lich toan cau anh 3

Lính canh cung điện Deoksugung ở Hàn Quốc đeo khẩu trang kín mít do sợ dịch virus corona. Ảnh: Getty.

Nếu Trung Quốc tiếp tục các biện pháp chặn dịch virus corona trong 3 tháng tới, ngành du lịch Thái Lan có thể thiệt hại khoảng 50 tỷ baht (1,6 tỷ USD). Chính phủ Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 một phần vì dịch virus Vũ Hán.

Năm ngoái, khoảng 11 triệu du khách Trung Quốc đến Thái Lan và chi tiêu gần 18 tỷ USD, tương đương 1/4 tổng doanh thu từ du khách nước ngoài của xứ sở chùa Vàng.

Tại Philippines, 30 khách sạn thông báo du khách Trung Quốc đã hủy đặt 600 phòng ở Manila. Mới đây chính quyền Philippines cho biết sẽ ngừng cấp visa tại cửa khẩu cho các đoàn du khách Trung Quốc và vừa buộc 634 du khách Trung Quốc trở lại Vũ Hán.

Trong khi đó, Singapore tuyên bố sẽ không cho phép du khách từ Hồ Bắc vào nước này hoặc quá cảnh. Năm ngoái, khoảng 1/5 số du khách nước ngoài đến Singapore là người Trung Quốc.

"Dịch virus corona sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngành du lịch Singapore", ông Terrence Voonm, Giám đốc truyền thông Ủy ban Du lịch Singapore, cho biết. "Và tình trạng này sẽ còn kéo dài".

Virus corona biến hàng loạt đô thị Trung Quốc thành 'thành phố ma'

Khi dịch virus corona bùng phát từ Vũ Hán, hàng loạt đô thị tại Trung Quốc áp dụng biện pháp ngăn chặn lây nhiễm ngặt nghèo và trở thành những "thành phố ma".

Virus corona tàn phá kinh tế Trung Quốc nặng nề hơn dịch SARS

Số bệnh nhân nhiễm virus corona tại Trung Quốc đã vượt qua số ca SARS hồi năm 2003, và giới chuyên gia cảnh báo đại dịch Vũ Hán sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc nặng nề hơn.

Thưởng tiền cho ai báo cáo sự xuất hiện của người Vũ Hán

Một địa phương tại Trung Quốc công bố đường dây nóng để người dân có thể báo cáo về sự hiện diện của những người đến từ Vũ Hán mà chưa đăng ký với chính quyền.

Kim ngach xuat khau cao ky luc hinh anh

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục

0

Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

An Chi

Bạn có thể quan tâm