Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vingroup thu gần 6.000 tỷ đồng từ việc bán xe điện cho Xanh SM

Chỉ trong nửa đầu năm 2024, CTCP Di chuyển xanh và Thông minh đã thanh toán cho Tập đoàn Vingroup 5.746 tỷ đồng để mua phương tiện phục vụ kinh doanh vận tải VinFast.

GSM đang có 30.000 taxi điện Xanh SM. Ảnh: Xanh SM.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024, CTCP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) ghi nhận 5.746 tỷ đồng doanh thu thu bán hàng cho CTCP Di chuyển xanh và Thông minh (GSM), tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, đây là các giao dịch mua phương tiện xe điện VinFast của GSM nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận tải gồm cho thuê xe điện và vận hành dịch vụ taxi điện Xanh SM.

GSM là doanh nghiệp do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng thành lập vào tháng 3/2023 với vốn điều lệ ban đầu 3.000 tỷ đồng. Trong đó, ông Vượng góp 95% vốn thông qua việc chuyển quyền sở hữu hơn 50,7 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 1,31% vốn điều lệ tập đoàn, thuộc sở hữu cá nhân, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) góp 3% còn CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam góp 2%.

Sau nhiều lần nâng vốn, tính tới ngày 24/1, vốn điều lệ của GSM đạt 9.666 tỷ đồng. Như vậy, Vingroup đã góp thêm tối đa 483 tỷ đồng vào GSM.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét năm 2023 của Vingroup, GSM cũng đã chi gần 19.000 tỷ đồng để mua phương tiện xe điện từ VinFast, đóng góp gần 70% vào doanh thu mảng sản xuất của tập đoàn.

Báo cáo tài chính của VinFast cũng cho thấy 72% doanh số ôtô điện và 46% doanh số xe máy điện trong năm 2023 của công ty đều đến từ các bên liên quan, mà chủ yếu là GSM. Cho tới nay, GSM vẫn là khách hàng lớn nhất của VinFast.

Như vậy, kể từ khi thành lập, GSM đã trả cho Vingroup hơn 24.700 tỷ đồng tiền mua các phương tiện xe điện.

Tính đến cuối tháng 6, GSM đã có hơn 30.000 taxi điện, có mặt tại 45 tỉnh, thành phố, hợp tác với hơn 35 doanh nghiệp đối tác. Bên cạnh đó là hàng chục nghìn xe máy điện đang hoạt động cho thương hiệu Xanh SM.

Ngoài Việt Nam, taxi Xanh SM đã có mặt tại Lào vào cuối năm 2023 và chuẩn bị tiến sang thị trường Indonesia và Philippines trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Modor Intelligence, xét trên doanh thu, Xanh SM đã vươn lên vị trí thứ 2 trong quý IV/2023 với hơn 18% thị phần, chỉ xếp sau Grab. Tỷ lệ này thậm chí cao gấp 2-3 lần những đối thủ đã có nhiều năm chinh chiến trên thị trường như Be, Gojek, Mai Linh hay Vinasun.

Công ty nghiên cứu ước tính đội xe 4 bánh của Xanh SM đang phục vụ 160.000 chuyến đi/ngày, bỏ xa số lượng đặt xe của Be (56.000 chuyến/ngày) và Gojek (35.000 chuyến/ngày). Dẫu vậy, con số này mới bằng 40% công suất của Grab.

Các ứng dụng Việt chia lại 'miếng bánh' gọi xe công nghệ

Thị phần khách hàng trung thành của Gojek bị Xanh SM và các đối thủ như Grab, Be chiếm lấy. Trong 2 năm, thị phần của Gojek bị thu hẹp từ 30% xuống còn 7%.

Lý do Mai Linh, Vinasun không làm taxi điện như Xanh SM

Các hãng taxi truyền thống vẫn chưa vội vàng chuyển sang xe điện dù phương tiện này sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và môi trường.

Vì đâu Gojek bị đánh bật khỏi Việt Nam?

Sau khi Uber bị thâu tóm, Gojek được kỳ vọng là đối thủ của Grab. Song, trong khi Grab kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Gojek lại phải nói lời tạm biệt thị trường.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm