Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VietCredit được định giá hơn 1.000 tỷ đồng

Đây là công ty tài chính thứ 2 đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán sau EVN Finance.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cho Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) trên sàn chứng khoán UPCoM. Cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ mang mã TIN.

Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch là gần 687,9 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ gần 688 tỷ đồng. Ngày giao dịch đầu tiên bắt đầu vào thứ ba, ngày 28/12.

Giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 15.200 đồng mỗi cổ phần, tương đương với mức định giá 1.046 tỷ đồng. Theo quy định tại UPCoM, biên độ dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là 40%, theo đó giá sẽ biến động trong khoảng 9.120-21.280 đồng/cổ phiếu.

Đây là công ty tài chính thứ 2 lên sàn chứng khoán sau công ty EVN Finance (EVF) và có quy mô vốn nhỏ so với các đơn vị còn lại. Hiện Việt Nam có khoảng 16 công ty tài chính nhưng chỉ mới có 3 đơn vị đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần, còn lại đa phần là công ty trách nhiệm hữu hạn.

VỐN ĐIỀU LỆ MỘT SỐ CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Tại ngày 30/9
NhãnFCCOMHandico FinanceShinhan FinanceVietCreditMcreditSHB FinanceHD SaisonHome CreditEVN FinanceFE Credit
Vốn điều lệ Tỷ đồng 500550615688800100020002050304710928

VietCredit tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng được thành lập ngày 29/5/2008 với 3 cổ đông chiến lược là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel).

Tuy nhiên cơ cấu cổ đông đến nay đã có thay đổi lớn sau khi doanh nghiệp tăng vốn lên 688 tỷ đồng. Cổ đông lớn hiện chỉ còn duy nhất là Vicem với tỷ lệ sở hữu 14,59% (Vietcombank và VNSteel đã thoái toàn bộ). Phần còn lại thuộc về 107 cổ đông là các cá nhân trong nước.

Về phần sở hữu của ban lãnh đạo, chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Phương nắm giữ gần 3 triệu cổ phần, tương đương 4,32% vốn cổ phần. Bên cạnh đó, thành viên HĐQT Nguyễn Chí Hiếu và vợ tổng giám đốc Hồ Minh Tâm đang sở hữu lần lượt 3,38% và 2,5% vốn công ty.

Mặc dù ra đời từ sớm, hoạt động của VietCredit chỉ đi lên kể từ sau năm 2018 khi gia nhập sâu lĩnh vực tín dụng tiêu dùng cá nhân. Theo Fiin Research, dư nợ cho vay của VietCredit vào khoảng 1,4% trong năm 2019, tăng nhanh so với con số 0,1% của năm trước đó.

KẾT QUẢ KINH DOANH VIETCREDIT

NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 20209T/2021
Tổng thu nhập Tỷ đồng 939151011041201
Lãi sau thuế
9.4-52.414.432.669.1

Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập thuần từ tiếp tục tăng trưởng cao 65% đạt trên 1.200tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 69 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và vượt 72% kế hoạch năm.

Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của VietCredit đạt 5.322 tỷ đồng, tăng gần 4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng chiếm tới 3.344 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tài chính tiêu dùng là lĩnh vực còn non trẻ tại Việt Nam nhưng có tiềm năng lớn nhờ tầng lớp trung lưu tăng mạnh. Tổng dung lượng thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam đến 2023 dự kiến đạt 49 tỷ USD.

Điều này thu hút nhiều tập đoàn lớn gia nhập như FE Credit, Home Credit, Lotte Finance, Shinhan, Credit Saison... Trong đó đơn vị đầu ngành là FE Credit từng được định giá đến 2,8 tỷ USD trong thương vụ bán cổ phần cho Sumitomo Mitsui hồi tháng 5 vừa qua.

VPBank hoàn tất chuyển nhượng 49% vốn FE Credit cho Tập đoàn SMBC

VPBank và Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm