Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì, Acecook, Masan chiếm phần lớn

Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới với bình quân mỗi người dân tiêu thu 83 gói mì/năm.

Các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền liên tục ra mắt nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: Acecook.

Theo Nikkei, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về mì ăn liền tại Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh. Trong đó, Acecook, nhà sản xuất mì Nhật Bản, đang dẫn đầu tại thị trường Việt Nam nhờ vào bề dày hoạt động và khả năng đa dạng hóa sản phẩm.

Năm ngoái, Acecook đã bán ra khoảng 3,3 tỷ gói mì tại Việt Nam, chiếm khoảng 40% thị phần. Con số này tương đương gần 60% lượng mì ăn liền tiêu thụ hàng năm tại Nhật Bản.

“Do lạm phát, mì ăn liền trở thành một lựa chọn vừa túi tiền lại vừa đảm bảo được bữa ăn ngon miệng”, ông Hiroki Kaneda, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, chia sẻ.

Acecook áp đảo

Trong dòng sản phẩm chủ lực của Acecook với thương hiệu Hảo Hảo, gói mì có giá 4.500 đồng bán chạy nhất. Gần đây, các sản phẩm có giá 5.000-15.000 đồng/gói, với nhiều nguyên liệu hơn, cũng ghi nhận doanh số tăng trưởng tốt.

Theo Acecook, doanh số bán hàng ở phân khúc cao cấp đã tăng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá một bát phở tại các quán ăn thành phố dao động 40.000-60.000 đồng, mì ăn liền cao cấp được xem là một lựa chọn tiết kiệm phù hợp.

Với gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Acecook đang đẩy mạnh quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh chóng của thị trường. Hiện, công ty có 13 nhà máy, bao gồm các nhà máy đối tác. Dự kiến đến năm 2027, Acecook sẽ xây dựng thêm 2 nhà máy nữa. “Mức tiêu thụ mì tại Việt Nam sẽ vượt qua 10 tỷ gói mỗi năm vào năm 2030”, ông Kaneda nhận định.

Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, năm ngoái, tổng lượng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu đạt 120,2 tỷ gói, tăng 13% so với năm 2019. Các biện pháp giãn cách trong thời gian đại dịch diễn ra đã thúc đẩy việc ăn mì gói tại nhà. Sức tiêu thụ mì vẫn cho thấy đà tăng mạnh ngay cả khi đại dịch đi qua.

Khu vực Đông Nam Á ghi nhận lượng tiêu thụ mì ăn liền đạt 34 tỷ gói trong năm ngoái, tăng 22% so với năm 2019 và chiếm khoảng 30% tổng tiêu thụ toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, 8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ, tăng 49% so với năm 2019. Việt Nam hiện là quốc gia có mức tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người cao nhất thế giới với 83 gói mỗi năm, tăng từ 57 gói/người năm 2019.

Masan đối đầu bằng chiến lược cao cấp hóa sản phẩm

Thị trường Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm trong tay Acecook và đối thủ Masan, tổng thị phần của 2 “ông lớn” này cũng liên tục tăng trưởng trong những năm qua theo sức tiêu thụ chung của người Việt Nam, bất kể hàng loạt sản phẩm mới được ra mắt.

Hiện tại, Masan Consumer đang tập trung phát triển các dòng sản phẩm phân khúc cao cấp. Masan đã ra mắt nồi lẩu Omachi có giá hơn 100.000 đồng, với khả năng tự sôi.

“Ông chủ” thương hiệu Omachi tham vọng mở rộng thị trường từ 1 tỷ USD của ngành hàng mì ăn lên 17 tỷ USD của ngành hàng thay thế bữa ăn tại nhà. Cùng với việc ra mắt sản phẩm lẩu tự sôi năm ngoái, Masan cũng ra mắt sản phẩm cơm tự chín tháng 4 vừa qua.

MI hao hao,  mi tu soi,  omachi anh 1

Không chỉ mì tự sôi, Masan cũng tung sản phẩm cơm tự chín mới tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Ảnh: MSN.

Dù mì ăn liền vẫn "mang tiếng" là thực phẩm không lành mạnh, Masan đang nỗ lực thay đổi định kiến này, nhắm đến nhóm khách hàng có xu hướng ăn uống bên ngoài. Với 13 nhà máy sản xuất mì trên toàn quốc, công ty dự kiến mở thêm 4 nhà máy mới trong thời gian tới.

Trong khi đó, Đông Nam Á đang dẫn đầu thị phần mì ăn liền toàn cầu, với 4 trên 10 quốc gia lọt top tiêu thụ mì nhiều nhất năm 2023.

Khối lượng mỗi gói mì tại Đông Nam Á thường nặng khoảng 60 gram, nhẹ hơn 30-40% so với Nhật Bản, nên nhiều người phải ăn 2 gói mỗi lần hoặc dùng làm bữa phụ, khiến lượng tiêu thụ tăng trưởng mạnh.

Các thương hiệu nội địa vẫn giữ vị trí ưu thế tại các thị trường riêng tại quốc gia. Điển hình như Mama tại Thái Lan và Lucky Me tại Philippines. Indonesia là thị trường lớn nhất Đông Nam Á với 14,5 tỷ gói mì tiêu thụ mỗi năm. “Thị trường nông thôn của Indonesia sẽ mở rộng”, ông Mark Wakeford, Giám đốc quan hệ nhà đầu tư của Indofood, nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Indonesia, cho biết.

Để đáp ứng nhu cầu mì ăn liền ngày càng tăng trên toàn thế giới, các công ty đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Hiện tại, Acecook đã xuất khẩu Hảo Hảo và mì phở ăn liền sang khoảng 40 quốc gia. "Việt Nam sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu của tập đoàn," ông Kaneda khẳng định.

Một thương hiệu khác, Indofood nổi tiếng với thương hiệu mì Indomie, được bán tại hơn 100 quốc gia. Công ty có hơn 30 nhà máy, bao gồm cả tại Indonesia, châu Phi và Trung Đông.

Masan, Thế Giới Di Động, FPT Retail hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Nhiều doanh nghiệp lớn đang chung tay đóng góp, hỗ trợ người dân ở các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Masan mua lại cổ phần chuỗi siêu thị WinMart của SK Group

Với việc chuyển nhượng 7,1% cổ phần WinCommerce cho Masan với giá 200 triệu USD, ông lớn Hàn Quốc định giá công ty vận hành chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam khoảng 2,8 tỷ USD.

Masan Consumer sắp chi 12.000 tỷ đồng trả cổ tức

Masan Consumer sẽ lấy gần như toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối của năm tài chính 2023 để trả cổ tức bổ sung.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Cẩm Tú

Bạn có thể quan tâm