Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam nhận 3 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Mỹ

Việt Nam vừa nhận 3 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học trong Chương trình Quan hệ Đối tác nhằm Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER).

Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết PEER là một chương trình quốc tế nhằm tài trợ cho các nhà khoa học, kỹ sư tại các nước đang phát triển, có hợp tác với giới nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ, nhằm giải quyết những thách thức phát triển toàn cầu. Đến nay, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nhận tổng cộng 20 khoản tài trợ trong khuôn khổ chương trình này.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vừa công bố tài trợ trên 5,8 triệu USD cho 26 dự án nghiên cứu mới trên toàn cầu nhằm khám phá, thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp đột phá cho những thách thức quan trọng trong phát triển quốc tế thông qua chương trình PEER.

Viet Nam nhan tai tro anh 1

Được thành lập từ năm 2011, chương trình PEER đã hỗ trợ nâng cao năng lực về khoa học và nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu và các viện nghiên cứu trên toàn cầu. Ảnh minh họa: PEER.

Đây là chương trình do USAID tài trợ và được Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ thực hiện. Các khoản tài trợ có giá trị từ 54.000 - 300.000 USD. Dưới đây là danh sách các nhà nghiên cứu của Việt Nam nhận tài trợ trong đợt công bố mới nhất của chương trình này:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Oanh (Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam và Thái Lan) sẽ nghiên cứu sử dụng vi sinh để loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại từ đất ô nhiễm tại Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Nhà nghiên cứu Đặng Thương Huyền (Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) sẽ nghiên cứu về chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành công cụ loại bỏ chất ô nhiễm có trong đất tại Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khởi Nghĩa (Đại học Cần Thơ) sẽ nghiên cứu các phương pháp loại bỏ chất ô nhiễm tiết kiệm chi phí thông qua phân tích đất và thử nghiệm các kỹ thuật kích thích sự phát triển của vi sinh vật để phân hủy chất gây ô nhiễm.

Được thành lập từ năm 2011, chương trình PEER đã hỗ trợ nâng cao năng lực về khoa học và nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu và các viện nghiên cứu trên toàn cầu. Sau 9 vòng trao tài trợ, chương trình PEER đã giúp hơn 300 nhà nghiên cứu ở trên 50 quốc gia tìm ra các giải pháp dựa trên bằng chứng để giải quyết những thách thức phát triển ở nhiều khu vực và nhiều lĩnh vực khác nhau.

USAID tập trung hỗ trợ các chính phủ, các nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân nhằm tạo dựng một xã hội bền vững và thích ứng. Hoạt động nghiên cứu giúp củng cố, cam kết và nâng cao năng lực tại những quốc gia đối tác của USAID trong việc lập kế hoạch, bố trí ngân sách và thực hiện những giải pháp thông qua quá trình ra quyết định dựa trên cở sở có đầy đủ thông tin.

Thông qua tăng cường năng lực cho các tổ chức của chính phủ, các viện nghiên cứu và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân tại các quốc gia đối tác của USAID trong việc thực hiện nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhằm giải quyết những thách thức của chính các quốc gia đó, USAID đang giúp thúc đẩy hành trình tiến tới tự lực của các quốc gia đối tác.

30.000 cử tri bỏ đảng Cộng hòa sau vụ bạo loạn Điện Capitol

Hơn 30.000 cử tri đã thay đổi thông tin và không còn là người đăng ký theo đảng Cộng hòa sau vụ bạo loạn ngày 6/1 ở Điện Capitol.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa kêu gọi ngừng tranh cãi nội bộ

Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy ngày 27/1 kêu gọi các đồng nghiệp ngừng công kích lẫn nhau sau khi đảng Cộng hòa chia rẽ vì việc luận tội ông Trump.

Thế lực của ông Trump trong đảng Cộng hòa bất ngờ trỗi dậy

Phiên luận tội lần 2 khiến sự ủng hộ của cử tri Cộng hòa dành cho ông Donald Trump gia tăng, thậm chí lớn hơn cả thời gian cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm