Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam muốn đa dạng hóa trong mua sắm, trang bị vũ khí

"Việt Nam muốn đa dạng hóa các nội dung cần hợp tác quan hệ, trong đó có mua sắm, trang bị vũ khí và vật tư cho Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng", theo thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng.

Chiều 24/11, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu về triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (VietNam Defence 2022). Triển lãm sẽ diễn ra trong các ngày 8-10/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.

Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng cục công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, cho biết quy mô triển lãm có tổng diện tích hơn 50.000 m2 với diện tích trưng bày trong nhà và ngoài trời hơn 20.000 m2.

Đến nay, đã có hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm. Đồng thời, 45 đoàn quốc tế chính thức đăng ký sang thăm Việt Nam và dự sự kiện.

Theo ông Hùng, triển lãm sẽ trưng bày nhiều sản phẩm nghiên cứu chế tạo súng và đạn cho lục quân, pháo binh, không quân và hải quân; sản phẩm hóa nổ, ngòi nổ; các loại khí tài quang học, tàu quân sự và tàu bổ trợ, các loại áo giáp, mô hình nghi binh, nghi trang...

Đồng thời, nhiều mô hình được trưng bày như thiết bị bay không người lái UAV, hệ thống tác chiến không gian mạng và công nghệ thông tin, vũ khí trang bị nghiệp vụ, công nghệ hỗ trợ, công nghệ tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy bằng nghiệp vụ hậu cần…

Theo lịch trình, hoạt động bay biểu diễn của lực lượng không quân Việt Nam và đặc công QĐND Việt Nam sẽ diễn ra vào 11h30-12h ngày 8/12.

trang bi vu khi anh 1

Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo thông tin về triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam diễn ra ngày 8-10/12. Ảnh: Đức Trọng.

Theo thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, thời gian qua, tác động của dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine khiến việc cung ứng vật tư, sản xuất ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng.

Vì vậy, nếu chỉ lệ thuộc vào một quốc gia hoặc một khu vực để mua sắm trang thiết bị vật tư, công nghệ quốc phòng sẽ gây khó khăn cho nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, bảo vệ tổ quốc.

"Việc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ công nghiệp quốc phòng là rất cần thiết. Thông qua triển lãm quốc phòng lần này, Việt Nam muốn đa dạng hóa trong các nội dung cần hợp tác quan hệ, trong đó có mua sắm, trang bị vũ khí và vật tư cho Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng", thiếu tướng Hùng chia sẻ.

trang bi vu khi anh 2

Trước đó ngày 22/11, các đơn vị máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng họ Mi được tổ chức hợp luyện các màn bay biểu diễn, chuẩn bị cho buổi bay chính thức tại triển lãm sắp tới. Ảnh: Việt Linh.

Thông tin thêm, đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, cho biết triển lãm sẽ mở cửa cho người dân và các đoàn khách quốc tế, các đoàn lực lượng vũ trang đến tham quan vào 14h-18h ngày 9/12 và cả ngày 10/12.

Theo đại tá, đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022.

Về mục tiêu, triển lãm nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và người dân trong nước.

Triển lãm cũng nhằm tạo điều kiện để các quốc gia, công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng; tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị cho quân đội và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng.

Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam

Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.

Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền.

Ngắm tiêm kích Su30Mk2 thả pháo sáng trên bầu trời Hà Nội

Màn bay biểu diễn kết hợp thả pháo sáng bẫy mồi nhiệt của phi đội tiêm kích Su30Mk2 khiến nhiều người dân thủ đô thích thú.

SU-30MK2 trình diễn trên bầu trời Hà Nội

Những chiếc máy bay hiện đại nhất của lực lượng không quân thả bẫy mồi nhiệt, tạo nên khung cảnh ấn tượng. Hoạt động nhằm chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm