Sáng 22/11, tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội), các đơn vị máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng họ Mi được tổ chức hợp luyện các màn bay biểu diễn. Ảnh: Hoàng Phong. |
Đây là màn tổng duyệt để chuẩn bị cho buổi bay biểu diễn chính thức tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 vào tháng 12 sắp tới. |
Điểm nhấn của buổi tập là những chiếc Su-30MK2 hiện đại nhất của lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. |
Đội hình 4 chiếc Su-30MK2 thực hiện màn thả pháo sáng bẫy mồi nhiệt trên bầu trời Hà Nội. |
Màn trình diễn thả pháo sáng đẹp mắt của những chiếc Su-30MK2 khiến khán giả dưới đất trầm trồ thích thú. |
Trước đó, trong tháng 11/2022, những chiếc máy bay Su-30MK2 của lực lượng Không quân liên tục tổ chức nhiều buổi bay tập trên bầu trời thủ đô Hà Nội. |
Su30mk2 được mệnh danh là "hổ mang chúa", mô phỏng theo động tác bay đặc biệt Cobra của họ máy bay chiến đấu Su-27, phiên bản Su-30MK2 là một trong những biến thể thương mại thành công nhất của Tập đoàn Sukhoi. |
Máy bay Loại Su-30MK2 có 2 động cơ, 2 chỗ ngồi, mang bom và tên lửa dưới cánh, có thể đánh trúng các mục tiêu trên không, dưới đất và trên biển. |
Buổi hợp luyện sáng 22/11 cũng có sự góp mặt của đơn vị trực thăng thuộc Trung đoàn Không quân 916 (Hòa Lạc, Hà Nội). |
Máy bay trực thăng Mi-8 mang cờ Việt Nam cất cánh tại sân bay Gia Lâm. |
Trực thăng họ Mi đã thực hành thao diễn trên bầu trời khu vực sân bay Gia Lâm, Hà Nội. |
Hoạt động bay luyện tập của các máy bay chiến đấu cơ và trực thăng thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và người yêu nhiếp ảnh. |
Nhiều người còn mang theo ống nhòm để quan sát máy bay được rõ hơn. |
Người dân thủ đô đứng kín trên mặt đê, khu vực gần sân bay Gia Lâm để chiêm ngưỡng các máy bay biểu diễn. |
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 dự kiến diễn ra tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội) từ ngày 8 đến 10/12. Đây là triển lãm quốc phòng quốc tế lần đầu tiên do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức. |
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền.