Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam không quan trọng nhất toàn đoàn SEA Games

Để có thể phát triển bền vững, lâu dài, thể thao Việt Nam cần chú trọng vào những môn nằm trong nội dung tranh huy chương ở Olympic.

Những tấm HCV như của Trần Hưng Nguyên ở môn bơi lội là điều mà thể thao Việt Nam cần hướng đến. Ảnh: Y Kiện.

Trong 3 ngày gần nhất, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ấn tượng để tạm vươn lên giành ngôi nhất toàn đoàn tại SEA Games 32. Dù vậy, cuộc đua tranh với chủ nhà Campuchia và đặc biệt là đại kình địch Thái Lan diễn ra kịch tính khi khoảng cách giữa các đoàn chỉ là 3-5 HCV.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao (Tổng cục TDTT), việc Việt Nam có giành ngôi nhất toàn đoàn hay không là không quan trọng.

Đâu mới là điều quan trọng?

"Nói đua tranh HCV không giải quyết vấn đề gì là không đúng. Tuy nhiên, có đến khoảng 1/3 môn thể thao sẽ không được tổ chức ở kỳ SEA Games tiếp theo. Vì thế, việc giành nhất toàn đoàn cũng không quá cần thiết", ông Nguyễn Hồng Minh chia sẻ với Zing News.

Ông Minh nói thêm: "Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần tìm cách chiến thắng các môn thể thao trong chương trình Olympic như điền kinh, bơi lội, TDDC, cử tạ. Bắn súng, bơi thuyền... bị ban tổ chức SEA Games loại bỏ nhưng chúng ta cũng phải đầu tư để phát triển, hướng đến trình độ cao hơn".

Theo cựu lãnh đạo ngành thể thao, thứ hạng chung cuộc ở SEA Games cũng quan trọng nhưng số lượng huy chương của các môn Olympic cần được chú ý hơn. Bởi lẽ, ý nghĩa của các môn Olympic là để tìm kiếm những VĐV có tài năng để bồi dưỡng hướng đến mục tiêu ASIAD, Olympic.

"Các nước khác có những môn thể thao thế mạnh để lấy về 5-7 huy chương ASIAD. Trong khi đó, chúng ta nỗ lực lấy 1-2 huy chương cũng chật vật. Cái đó thuộc về định hướng phát triển thể thao. Đặt nặng vấn đề nhất toàn đoàn ở SEA Games là không ổn", ông Nguyễn Hồng Minh phân tích.

Một trong những lý do khiến ông Nguyễn Hồng Minh không coi trọng thành tích ở SEA Games 32 là tính cục bộ, sự chuyên nghiệp, trung thực không được đặt lên hàng đầu.

"Trong điều kiện tổ chức thiếu công bằng, VĐV không thể hiện được tiềm lực, sức mạnh thì vị trí nhất không mang quá nhiều ý nghĩa. Thể thao là phải trung thực, kỷ luật, mọi người đều phải phấn đấu theo chuẩn mực. Thể thao cũng thể hiện văn hóa nhưng cần đúng luật lệ, chặt chẽ có chuẩn mực chứ không phải dĩ hoà vi quý. Đất nước đổ tiền của, VĐV đổ mồ hôi nước mắt hy sinh cả tuổi thanh xuân của họ, họ cần có một sân chơi xứng đáng. Chúng ta cần đấu tranh cho môi trường thể thao lành mạnh, trung thực", ông Nguyễn Hồng Minh bình luận.

Ở SEA Games 32, một số tấm HCV cũng đã gây tranh cãi. Trong trận chung kết đối kháng nữ hạng cân 50-55 kg môn pencak silat, Nguyễn Huỳnh Hồng Ân bị võ sĩ Indonesia dẫn trước về điểm số cách biệt nhưng knock-out đối thủ để giành chiến thắng.

Sau đó, ban huấn luyện Indonesia đã phản đối, kiện trọng tài. Tiếp theo, phía Việt Nam cũng nộp lệ phí để khiếu nại. Cuối cùng, tấm HCV được trao cho cả 2 võ sĩ.

sea games 32 anh 1

Nguyễn Huỳnh Hồng Ân từng chịu cảnh thấp thỏm sau khi được xử thắng knock-out VĐV Indonesia. Sau đó, cô và đối thủ cùng nhận HCV. Ảnh: Y Kiện.

Thực trạng thể thao Việt Nam và Thái Lan

Cuộc đua tranh giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một người làm thể thao lâu năm, ông Nguyễn Hồng Minh đánh giá cao tiềm lực của nước bạn.

"Cơ sở thể thao, truyền thống thể thao và sức mạnh thể thao của họ hơn mình. Vì thế, Thái Lan phát triển sớm và ổn định hơn. Chúng ta chỉ có 2 lần vượt mặt họ trên bảng tổng sắp SEA Games. Đó là 2 lần chúng ta là chủ nhà (2003 và 2021)", ông Nguyễn Hồng Minh nhận định.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao nhận định thêm về những môn Olympic: "Về điền kinh, Việt Nam không có lực lượng tốt nhất. Ngoài ra, VĐV Bùi Thị Thu Thảo, từng giành HCV ASIAD, nhưng do ảnh hưởng của chấn thương nên kỳ SEA Games này không giành HCV. Các cự ly của nam mình cũng bị hụt hơi so với Thái Lan. Tại SEA Games 31, điền kinh Việt Nam đạt 22 HCV, Thái Lan 12 HCV. Năm nay, chúng ta đặt chỉ tiêu từ 14-16 HCV, một điều khó đạt được".

"Năm nay, một số môn thế mạnh của Việt Nam không được đưa vào thi đấu như bắn súng, đua thuyền. Cử tạ chúng ta đang dồn sức cho giải châu Á (chỉ đưa những VĐV hạng B dự SEA Games - PV). Taekwondo chúng ta không thắng được Thái Lan đâu, judo cũng thế. Việt Nam chỉ có lợi thế ở pencak silat", ông Nguyễn Hồng Minh nêu quan điểm.

Với chuyên gia này, Thể thao Việt Nam cần hướng đến thành công như ở SEA Games 28, diễn ra năm 2015 tại Singapore.

"Khi đó, chúng ta giành nhiều HCV ở các môn điền kinh, bơi lội, đua thuyền... 75% số huy chương đến từ những nội dung được đưa vào tranh tài ở Olympic. Đó mới chính là thành tích đáng mừng", ông Nguyễn Hồng Minh kết luận.

Kiếm thủ Vũ Thành An: 'Trọng tài có vấn đề' Tay kiếm Việt Nam không hài lòng với công tác trọng tài khi thua ngược Srinualnad Voragun 14-15 ở chung kết SEA Games 32 môn đấu kiếm nội dung kiếm chém đơn nam chiều 12/5.

Mục Thể thao giới cuốn sách nổi tiếng viết về bóng đá châu Phi mang tên "Bàn chân của tắc kè hoa" xuất bản vào năm 2010 của tác giả Ian Hawkey. Chân dung của tân HLV trưởng tuyển Việt Nam, Philippe Troussier, cũng sẽ hiện lên phần nào trong cuốn sách này.

Trọng tài phạt 3 lỗi liên tục, Vũ Thành An mất HCV kiếm chém

Kiếm thủ Vũ Thành An lãnh 3 thẻ đỏ liên tục từ trọng tài và vô tình giúp tay kiếm Thái Lan Srinualnad Voragun ở chung kết kiếm chém nam trưa 12/5 ở Trung tâm Chroy Changvar.

SEA Games sáng 12/5: Nông Văn Hữu giành HCV wushu

Thi đấu xuất sắc ở nội dung nam đao môn wushu, Nông Văn Hữu giành HCV đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam trong ngày 12/5.

Thử nghiệm thành công của ông Troussier với U22 Việt Nam

HLV Philippe Troussier đã có những thử nghiệm đầy thành công giúp U22 Việt Nam có những phương án nhân sự giá trị trước vòng bán kết SEA Games 32.

sea games 32 anh 2

Nguyên Khang

Bạn có thể quan tâm