Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 Indonesia

Việt Nam đóng góp tích cực vào quá trình triển khai Aotearoa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17-19/11.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN.

“Tiếp theo chuyến thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 17-19/11”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo trong buổi họp báo thường kỳ chiều 17/11.

Người phát ngôn cho biết Tuần lễ cấp cao APEC năm nay có ý nghĩa quan trọng với chủ đề “Rộng mở, kết nối, cân bằng”. Đây là năm đầu tiên APEC triển khai kế hoạch hành động Aotearoa về tầm nhìn đến năm 2040.

“Kể từ khi gia nhập APEC vào năm 1998, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, đóng góp có trách nhiệm trong các hoạt động hợp tác của APEC”, bà Hằng cho hay. “Riêng trong năm 2022, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải cứng đại dương, thương mại điện tử, nâng cao tiềm năng phụ nữ, ứng phó với biến đổi khí hậu và đóng góp tích cực vào quá trình triển khai Aotearoa”.

Trong khuôn khổ hội nghị lần này, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên họp hẹp của Hội nghị cấp cao APEC 29, tham dự các phiên đối thoại với khách mời và cộng đồng doanh nghiệp, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, đồng thời tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước.

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác APEC tập trung vào 3 trụ cột chính gồm tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh và hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

Diễn đàn hiện có 21 nền kinh tế thành viên, gồm những nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…), 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động, đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp 61% GDP và 47% thương mại toàn cầu.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10, ngày 15/11/1998, tại Kuala Lumpur, Malaysia; đánh dấu quá trình phát triển và mở rộng của Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21 nền kinh tế. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Zing từ Bangkok: Cấm đường 24/24 trước thềm Hội nghị Cấp cao APEC Nhà chức trách Bangkok đã đóng cửa hai con đường lớn và hạn chế giờ ra vào nhiều con đường khác để đảm bảo an ninh cho Hội nghị Cấp cao APEC.

Chủ tịch nước nêu 4 yêu cầu của thương mại - đầu tư giai đoạn mới

Chủ tịch nước nói Việt Nam mong muốn Cộng đồng doanh nghiệp APEC nêu cao tinh thần hợp tác, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh ở khu vực.

Thái Lan bắn 21 phát đại bác chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao đã tới Bangkok vào ngày 16/11, bắt đầu thăm chính thức Thái Lan và dự hội nghị APEC 2022.

G20 Indonesia

Phương Linh - Hải Linh

Bạn có thể quan tâm