Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Yakuza hạn chế dùng súng trong các vụ thanh trừng?

Những băng nhóm tội phạm khét tiếng nhất ở Nhật Bản ít khi sử dụng súng vì sự trừng phạt nghiêm khắc của luật pháp.

Thành viên các băng đảng Yakuza ở Nhật Bản. Ảnh: Tofugu
Thành viên các băng đảng Yakuza ở Nhật Bản. Ảnh: Tofugu

Buôn bán và sở hữu súng trái phép là một trong những tội nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản, Japan Times đưa tin.

“Súng không giết người mà con người tự sát hại lẫn nhau. Tuy nhiên, súng giúp những kẻ sát nhân dễ thực hiện tội ác hơn rất nhiều. Đây là lý do Nhật cấm sử dụng súng và áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với người vi phạm”, một cựu điều tra viên 25 năm kinh nghiệm cho biết.

Nhật Bản cấp phép cho các trường hợp sở hữu súng săn và súng hơi nhưng họ phải mang chúng tới cơ quan chức năng để kiểm tra mỗi năm. Chủ sở hữu phải là người chưa từng phạm tội, tâm lý bình thường và không nghiện ma túy. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, chính phủ sẽ tịch thu vũ khí.

Theo Sách Trắng năm 2012, Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cấp phép cho 246.783 khẩu súng trong năm 2011. Chỉ 122.515 công dân được cấp giấy sở hữu súng trong khi dân số Nhật Bản là 126 triệu người.

Năm 2002, 158 vụ bắn giết xảy ra ở Nhật Bản làm 24 người chết nhưng 10 năm sau chỉ 45 vụ diễn ra khiến 8 người chết. 33 vụ trong đó liên quan tới các băng đảng Yakuza, tên gọi chung của các tổ chức mafia ở Nhật Bản.

Yakuza và con đường học tập thành mafia thời hiện đại

Khi cơ quan lập pháp của Nhật Bản đưa ra những bộ luật chống lại các tổ chức tội phạm, các ông trùm Yakuza đã yêu cầu thuộc hạ đi học và thi sát hạch để tiếp tục tồn tại.

 

Giới mafia Nhật Bản cũng ngại đụng tới súng trong các vụ thanh trừng. Ảnh: Businessinsider.com

Điều tra viên X khẳng định, ở Nhật Bản, chỉ Yakuza và cảnh sát có súng. Tuy nhiên, ngay cả Yakuza cũng ít động tới súng đạn vì hình phạt cho loại tội phạm này quá cao.

Ngày 26/12/1997, cảnh sát Nhật bắt Kaneyoshi Kuwata, ông trùm của băng đảng Yamaguchi-gumi khét tiếng, vì sở hữu vũ khí trái phép. Cảnh sát chặn toàn bộ tuyến đường ở quận Roppongi, thủ đô Tokyo để bắt Kuwata. Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài, Kuwata bị tuyên 7 năm tù vì tội đồng lõa với kẻ dùng súng.

Luật pháp hiện hành của Nhật Bản quy định rõ, nếu một thành viên Yakuza bị bắt khi đang mang súng và đạn, anh ta sẽ bị buộc tội sở hữu vũ khí trái phép ở mức nghiêm trọng. Hình phạt trung bình cho tội phạm này là 7 năm. Thủ lĩnh của các băng đảng bị kết tội đồng lõa với tất cả sự vụ thành viên cấp thấp sở hữu hoặc sử dụng súng.

Một thủ lĩnh cấp trung của Yakuza cho biết: “Sở hữu súng giống như mang bên mình một quả bom hẹn giờ. Vì vậy, không ai muốn giữ nó trong nhà”.

Trong khi đó, giới chức Nhật Bản quản lý nghiêm ngặt vũ khí và đạn của cảnh sát nhằm ngăn súng hoặc đạn lọt vào tay giới tội phạm. “Khi chúng tôi tới trường bắn, mỗi người được phát một số đạn nhất định. Sau khi trở về, mọi người phải nộp số vỏ đạn tương ứng. Nếu thiếu, toàn đội sẽ bị báo động”, ông X cho biết.

Hành trình rửa tay gác kiếm của một Yakuza

Khi Yakuza quyết định rửa tay gác kiếm, họ buộc phải từ bỏ sự giàu sang và đặt cuộc sống vào hiểm nguy. Nhưng với nhiều mafia, cuộc hôn nhân của họ xứng đáng để đánh đổi tất cả.

 

Một ngày trải nghiệm với thế giới ngầm của Yakuza

"Sự hiếu kỳ của một nữ sinh Mỹ tại Nhật Bản cùng sự hấp dẫn của thế giới tội phạm ngầm ở Tokyo khiến tôi không thể dừng những câu hỏi về Yakuza", nữ sinh Mỹ kể trên Travelerstales.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm