Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình rửa tay gác kiếm của một Yakuza

Khi Yakuza quyết định rửa tay gác kiếm, họ buộc phải từ bỏ sự giàu sang và đặt cuộc sống vào hiểm nguy. Nhưng với nhiều mafia, cuộc hôn nhân của họ xứng đáng để đánh đổi tất cả.

Vợ của một Yakuza yêu cầu chồng từ bỏ con đường tội phạm để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ảnh: Sanjiv B.

Mariko Suzuki và chồng, Hiroyuki Suzuki, từng là một tay xã hội đen ở Nhật, đã quyết định chia sẻ hành trình gian nan của họ để tìm về lương thiện với tạp chí M Magazine.

"Tôi cô đơn, còn ông ấy mới ra tù nên tôi đoán cả hai chúng tôi đều cần lòng tốt và tình yêu", Mariko Suzuki uống từng ngụm trà xanh trong một văn phòng nhỏ ở ngoại ô Tokyo và hồi tưởng về những ngày đầu bà gặp chồng, một Yakuza.

Mariko cho biết 20 năm trước, bà từ Hàn Quốc trở về và sống ở Nhật 2 năm. Lúc đó, người phụ nữ 33 tuổi này là một tiếp viên quán bar với công việc chính là rót đồ uống và thỉnh thoảng hát những bài hát mà khách yêu cầu. Mariko cho hay bà thường gửi phần lớn lương về quê để giúp cha mẹ và còn lại phần lớn thời gian bà cảm thấy cô đơn.

"Tôi đã rất cô độc trong suốt 2 năm đầu cho đến khi tôi gặp Hiroyuki. Ông ấy là bạn trai đầu tiên của tôi ở Nhật. Tất cả nhân viên nữ, gồm cả tôi, đều biết ông ấy là một Yakuza vì băng nhóm của họ thường đến câu lạc bộ. Nhưng ông dường như khác những kẻ còn lại. Ông ấy có một gương mặt phúc hậu và luôn mỉm cười. Mãi sau này tôi mới nhận ra khuôn mặt đó chỉ xuất hiện ở những nơi công cộng. Trong không gian riêng tư, ông ấy là một người rất bạo lực và nguy hiểm", Mariko kể lại.

Bà lật từng trang của cuốn album ảnh vào thập niên 80. Các bức ảnh hầu hết là những cô tiếp viên quyến rũ đang vui đùa với tội phạm có tổ chức trong quá bar. Nhiều người sẽ chỉ thấy một đám đàn ông mặc vest màu đen nhưng đối với Mariko, nụ cười của một mafia trẻ luôn khiến bà rung động. 

Đột nhiên, bà dừng lại ở bức ảnh đám cưới với hình ảnh một cặp vợ chồng đang cười rạng rỡ và hạnh phúc trước ống kính của máy ảnh và "cơn mưa" pháo hoa giấy. "Hồi đó, ngay sau khi tôi quyết định kết hôn với ông ấy, tôi biết tôi sẽ phải phải ly dị người đàn ông này", bà thở dài và bộc bạch.

Nhưng bà đã không làm như thế. Mariko tiếp tục làm vợ của một Yakuza hạng trung. Cuộc sống của dần xuất hiện những mâu thuẫn: giàu có nhưng không có sự yêu thương, được nuông chiều nhưng bị mắc kẹt. Cô gái năm ấy đành giải khuây bằng những món đồ bất chính, như kim cương hay rượu sâm panh nhưng nỗi cô đơn chưa bao giờ chấm dứt. 

Cuộc hôn nhân không hạnh phúc là động lực để bà yêu cầu Hiroyuki thay đổi. Nếu bà thất bại, Mariko khẳng định bà sẵn sàng bỏ chồng vì bà không còn sợ những gì ông có thể làm.

Vợ Yakuza yêu cầu chồng bảo vệ hôn nhân

Tuy nhiên, cuộc sống của hai người bước sang một trang mới. Hiroyuki quyết định nghe lời Mariko. Ông từ bỏ mọi tội ác và thay đổi từ một tên tội phạm bạo lực thành một mục sư khi ông tìm thấy niềm tin nơi Chúa. Mariko cho biết bà hoàn toàn ủng hộ sự thay đổi này. Thu nhập của họ giảm từ 40.000$ mỗi tháng xuống còn 1.600$. Những xa xỉ phẩm như kim cương, các biệt thự, đều lần lượt ra đi. Thay vào đó, cuộc hôn nhân của họ cải thiện và Mariko đã tìm thấy hạnh phúc. 

Năm 1990, ông từ bỏ mọi thứ: ma túy, rượu, phạm tội và bạo lực. Ông tới trường dòng và học để trở thành một mục sư. Ông tham gia hội "Nhiệm vụ Baraba" trong một nhà thờ dành riêng cho các cựu Yakuza muốn ăn năn hối cải vào đầu năm 1992. Có một luật lệ ngầm ngăn cấm việc rửa tay gác kiếm của Yakuza và Hiroyuki Suzuki đã né tránh thành công để một cuộc sống bình thường. "Tôi đã bị bắn và tôi khẳng định nhiều người muốn tôi chết. Tuy nhiên, tôi vẫn sống cho đến ngày hôm nay", ông bình tĩnh nói.

Một ngày trải nghiệm với thế giới ngầm của Yakuza

"Sự hiếu kỳ của một nữ sinh Mỹ tại Nhật Bản cùng sự hấp dẫn của thế giới tội phạm ngầm ở Tokyo khiến tôi không thể dừng những câu hỏi về Yakuza", nữ sinh Mỹ kể trên Travelerstales.

Người Nhật và nỗi sợ hãi hình xăm của Yakuza

Nhiều người nhắc đến Nhật Bản với truyền thống xăm trổ nhưng người dân tại quốc gia này kỳ thị những người có hình xăm bởi liên hệ chúng với những băng đảng Yazuka khét tiếng.

Vào thời điểm đó, hội Baraba có 8 mục sư đều là các cựu Yakuza từng sở hữu toàn bộ trung tâm thương mại to nhất Tokyo. Trước kia họ có thể gặp nhau ở các câu lạc bộ đêm độc quyền, chi hàng triệu yên vào rượu ngon và gái đẹp, nhưng hiện tại, họ tập trung trong một nhà thờ Funabashi tại thị trấn nhỏ ở Tokyo. Mục sư Suzuki và vợ Suzuki đang ngồi và kể câu chuyện của họ trong chính nhà thờ này.

"Tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay nếu không có vợ tôi. Bà ấy đã giúp tôi thay đổi, dạy tôi sự tha thứ. Không chỉ riêng tôi mà tất cả mục sư hội "Nhiệm vụ Baraba" đều nợ người vợ của mình một cuộc sống." Hiroyuki nói với giọng nhiệt tình.

Mariko đón nhận những lời khen đó bằng một nụ cười duyên dáng. "Nếu ông ấy không thay đổi, cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ không tồn tại. Con người chồng tôi hiện nay là kết quả của sự nỗ lực rất để trở thành người chồng chân chính", Mariko khẳng định.

Vượt lên quá khứ đen tối

Những sai lầm khi còn là một Yakuza khiến mục sư Hiroyuki Suzuki mất 4 đốt ngón tay. Ảnh: Business Insider.

Trong thời gian còn là một Yakuza, Hiroyuki buộc phải cắt các đốt ngón tay út bởi 3 sai lầm với tội ngớ ngẩn nhất là ông trả lời điện thoại không chính xác. Hiroyuki ngồi cạnh Mariko trên trường kỷ và bắt đầu câu chuyện: "Khi tôi 18 tuổi, một người phụ nữ gọi tới văn phòng . Tôi đã hỏi có phải cô ta ở Osaka không, trong khi cô ta đến từ Hiroshima. Ông chủ của tôi có nhân tình khắp nước Nhật nên mọi người có thể tưởng tượng những gì xảy ra sau đó. 

"Tôi phải cắt đốt đầu tiên ngón út. Lần thứ hai và lần thứ ba tôi đều mắc lỗi do thua nợ khi chơi bạc. Trong lần thứ ba, thay vì cắt nốt đốt cuối cùng của ngón út trái, tôi phải cắt 2 đốt ngón út phải". Sau đó, ông đặt hai bàn tay với 2 ngón út mất đốt cạnh nhau để chứng minh.  

Hiện tại, nhiều người không thể biết người đàn ông gầy gò, hoạt bát, tóc hoa râm 50 tuổi kia từng là thành viên băng đảng bạo lực nhất Nhật Bản và là người đã điều hành các sòng bạc bẩn vùng Osaka. 

Mariko cho biết công việc trước đây của chồng bà đầy ắp những thứ xấu xa. Ông đã trải qua 2 lần tan vỡ trong hôn nhân. Sau 5 năm chung sống với người vợ hai, Hiroyuki có 2 đứa con nhưng ông không bao giờ hoàn thành nghĩa vụ của một người cha trong việc chăm sóc hay nuôi nấng chúng. 

Hiroyuki kể ông đứng đầu 15 tên mafia tay sai, luôn sử dụng thủ đoạn đánh bạc kiếm lời, sở hữu hàng tá nhân tình, hít heroin và có dã tâm độc ác. Những cơn thịnh nộ mù quáng đã bóp méo khuôn mặt thánh thiện mà cô gái Mariko từng siêu lòng. Trong giai đoạn tán tỉnh, Hiroyuki đã lừa dối, bỏ rơi, đánh đập bà nhiều lần, ngay cả khi bà đang mang thai.

Tội ác của Hiroyuki càng thêm xấu vào giai đoạn sau. Ông buôn bán ma túy với số lượng lớn và trở thành con nợ khổng lồ của các ông chủ sòng bạc. Ông đã phải chạy trốn với số tiền 500.000 USD và trở nên điên loạn với bệnh hoang tưởng.

Trong khoảng thời gian đó, Mariko ở nhà một mình và chờ đợi từng cơn thịnh nộ của chồng. Nỗi sợ bao trùm lên cuộc sống của Mariko. Ngay cả khi một Yakuza khác bắt cóc bà làm con tin trong vài ngày, bà không dám thông báo cho chồng vì sợ ông sẽ giết hắn và kết thúc cuộc đời trong tù.

Nhật ký dậy sóng của cựu nhân tình Yakuza

Khi tình cảm và sự giàu sang phai nhạt, tôi nhận thấy mọi nhân tình của Yakuza sẽ luôn gặp những rắc rối và phiền toái vì họ đang ở giữa ranh giới của người tầm thường và mafia.

Quyền lực và tình yêu của nữ tướng trong băng đảng Yakuza

Nhiều phụ nữ từng nắm giữ quyền lực tối cao trong các băng đảng Yakuza của Nhật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì sao một cô gái lại chấp nhận mối quan hệ với phần tử tội phạm?

Hiện tại, Hiroyuki đã là một người đàn ông khác. Mariko cho biết bà yêu và tôn trọng chồng ngay cả khi ông đã từng đánh bà. "Tôi biết rằng đằng sau mỗi nhân vật phản diện vẫn là một tâm hồn tốt và nhạy cảm", bà chia sẻ. 

Sau khi một linh mục cảm hóa Hiroyuki, ông trở nên suy sụp trong một thời gian dài và muốn tự tử. Ông quyết định ẩn thân trong nhà thờ của ân nhân. Vị linh mục khuyên ông quay về với Mariko vì cuộc hôn nhân đó rất quan trọng với cuộc đời ông. Vì thế, ông đã rất nghiêm túc đến trước cửa nhà bà với bộ dạng khúm núm để xin bà tha thứ.

Trong khi Mariko thẳng thắn phơi bày từng tội lỗi của chồng, Hiroyuki xếp các quyển kinh thánh lên giá sách một cách rất ý thức. "Sau tất cả tội ác tôi đã gây ra cho Mariko, bà ấy nói với tôi: "Vào đi, chắc anh đang đói lắm". Bà ấy đồng ý tha lỗi cho tôi mà không hề có một lời trách móc", giọng Hiroyuki run rẩy kể lại. Lòng vị tha có lẽ là điều đáng khâm phục nhất ở những người vợ trong hội "Nhiệm vụ Baraba", ông nói.

Với vai trò của một mục sư sám hối, ông phải đối diện với tội lỗi cũ trong xã hội nhưng ở những con người khác. Hiroyuki khẳng định mặc dù ông cố gắng sửa chữa sai lầm nhưng ông chưa bao giờ hết xấu hổ về chúng. "Vâng, đó là sự thật. Tôi đã làm những điều thật sự khủng khiếp. Tôi biết vì sao vợ tôi tha thứ cho tôi? Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ những trận đánh kinh khủng mà tôi đã làm", ông nói với hai hàng nước mắt, bàn tay thiếu đốt nắm chặt tay Mariko. 

"Các Yakuza không tin phụ nữ. Họ nghĩ phụ nữ không đủ mạnh mẽ để vượt qua những cuộc thẩm vấn của cảnh sát hoặc kẻ thù. Phụ nữ chỉ có thể là người mẹ, người vợ với vai trò ở nhà chăm sóc gia đình, không can thiệp vào công việc kinh doanh của đàn ông. 

"Yakuza giống như các Samurai, sẵn sàng chết vì ông chủ. Lòng dũng cảm là điều quan trọng nhất vì họ tin rằng phụ nữ yếu đuối và không có can đảm. Nhưng bây giờ tôi biết điều gì mới thực sự là sự can đảm", mục sư Suzuki nói và đặt tay nhẹ nhàng lên vai Mariko.

Hiện tại, cặp vợ chồng đang sống một cuộc sống tuân thủ pháp luật ở một vùng ngoại ô yên tĩnh với cô con gái, Anna, 12 tuổi. Nhiều nhà phân tích khẳng định câu chuyện của Mariko gây được tiếng vang lớn tới những người vợ khác có chồng đang trong hành trình rửa tay gác kiếm. 

"Tiền thật sự không thể mua được hạnh phúc, nó chỉ giúp chịu đựng đau khổ", là bài học mà nhiều người đã rút ra từ câu chuyện của bà.

Đinh Nhung

Bạn có thể quan tâm