Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao tội phạm nguy hiểm được di lý bằng máy bay?

Có trường hợp, khi di lý bằng ôtô khách, đến trạm dừng chân để ăn uống tội phạm đã bỏ trốn. Còn khi đi tàu hỏa, tội phạm có thể mạo hiểm lao xuống đường ray.

Tên tội phạm tung tin có bom trên máy bay

Lấy lý do đi vệ sinh, người đàn ông phạm tội ngồi tại ghế 57J xin công an tháo còng tay. Bất ngờ, người này đã tháo chạy và hô hoán trên máy bay có bom.

Liên quan tới việc tội phạm hô có bom trên chuyến bay VN253 từ Hà Nội - TP.HCM ngày 5/1, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: "Tội phạm dọa có bom trên máy bay vẫn bị xử phạt như những hành khách thông thường. Cục Hàng không đang hoàn thiện hồ sơ, xem xét mức độ thiệt hại để ra quyết định xử phạt đối với người này".

Trước đó vào chiều 5/1, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho hay, chuyến bay nói trên dự kiến cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 14h55. Tuy nhiên, khi máy bay đóng cửa và được đẩy ra khỏi hệ thống thang ống, hành khách nam ngồi ghế 57J bất ngờ rời khỏi vị trí và có hành vi gây rối. 

Cảnh sát kể chuyện áp giải tội phạm nguy hiểm bằng máy bay

Sau khi gây án ở TP.HCM tội phạm thường trốn ở các tỉnh miền Bắc (hoặc ngược lại) buộc cảnh sát phải vây bắt và di lý về nơi gây án để phục vụ công tác điều tra.

Hành khách này là tội phạm, được 2 cảnh sát C45 (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) di lý, có thông báo từ trước với tổ bay. Khi rời khỏi vị trí, người này lấy lý do đi vệ sinh, xin công an tháo còng tay. Bất ngờ, anh ta tháo chạy rồi hô hoán trên máy bay có bom. Ngay sau đó, tiếp viên hàng phải phối hợp với 2 công an khống chế.

Chuyến bay sau đó khởi hành lúc 16h55, chậm 2 giờ so với kế hoạch. Sự việc đã làm xáo trộn quy trình khai thác thường lệ cho một chuyến bay của hãng, ảnh hưởng đến 246 khách đi cùng chuyến (bao gồm 11 khách hạng thương gia và 235 khách hạng phổ thông).

Tội phạm được công an di lý trên một chuyến bay. Ảnh Tiên Trần.
Tội phạm được công an di lý trên một chuyến bay. Ảnh: Tiên Trần.

Tội phạm nguy hiểm sẽ được di lý bằng máy bay

Một cán bộ C45 cho biết, đối với những tội phạm nguy hiểm hoặc chịu mức án tù cao nên tâm lý không ổn đinh, nếu áp giải bằng tàu hỏa hay ôtô sẽ khiến thời gian kéo dài, tội phạm có thể chống đối, gây khó khăn trong quá trình di lý. 

Có trường hợp, khi di lý bằng ôtô khách, đến trạm dừng chân để ăn uống tội phạm đã bỏ trốn. Còn khi đi tàu hỏa, tội phạm có thể mạo hiểm lao xuống đường ray, khiến cán bộ điều tra phải truy đuổi vất vả. Vì vậy, nhiều trường hợp cán bộ điều tra sẽ đề xuất phương án di chuyển bằng máy bay để đảm bảo an toàn.

Theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2 h. 

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm bị di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác.  Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra. 

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong.

5 sự cố khó tin của hàng không Việt Nam 2014

Mất điện khiến hàng loạt máy bay lơ lửng, phi công bấm nhầm nút báo không tặc, hai máy bay suýt va chạm... là những sự cố nghiêm trọng, hi hữu của hàng không Việt Nam năm 2014.

Công Khanh - Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm