Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhân viên công ty thương mại điện tử vẫn lạc quan thời dịch?

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng trước nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhân sự thuộc nhóm ngành công nghệ - thương mại điện tử vẫn giữ được tâm thế lạc quan.

    Sinh kế và phúc lợi ổn định, có thể hỗ trợ nhiều người vượt khó mùa dịch… chính là bí quyết lạc quan của họ.

    “Vui vì có thể hỗ trợ nhiều khách và nhà bán hàng”

    Lazada anh 1

    Dịch Covid-19 thúc đẩy mô hình kinh doanh online phát triển.

    Đó là chia sẻ của chị Mai Thư, hiện làm việc tại bộ phận Livestream của nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Lazada. Khi được hỏi về khối lượng công việc qua 2 làn sóng Covid-19, chị cho biết trong giai đoạn giãn cách xã hội hay bình thường mới, chị và các đồng nghiệp trong nhóm vẫn vô cùng bận rộn, thậm chí còn bận hơn cả ngày thường.

    “Dù vất vả nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất vui bởi công việc sôi động. Quan trọng hơn là chúng tôi có thể góp một phần công sức của mình để giúp nhiều nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả trong giai đoạn khó khăn này”, chị Thư cho biết.

    Có thể nói, chưa bao giờ, tốc độ chuyển đổi số ở Việt Nam tăng nhanh như hiện nay. Theo thống kê từ Lazada, số lượng doanh nghiệp và tiểu thương đăng ký bán hàng trên nền tảng này tăng gấp 3 lần mỗi ngày so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán hàng trực tuyến, nay mở gian hàng online. Nhiều người chưa từng mua hàng trực tuyến, nay đã biết cách đặt hàng.

    Thu nhập và các chính sách hỗ trợ ổn định

    Ở một góc nhìn khác, sự bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn cầu không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng y tế, mà còn dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và thị trường lao động. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, Covid-19 đã khiến thu nhập của người lao động giảm 5,1%; lực lượng lao động quý 2 giảm trên 2 triệu người so với quý 1. Đây là mức giảm kỷ lục trong 10 năm qua, cũng là nguyên nhân khiến nhiều người lao động lo lắng.

    Cũng từng rơi vào tâm lý đó, chị Trâm Anh (quận 10, TPHCM) kể lại điều đầu tiên chị lo lắng khi dịch tới không phải là sức khỏe hay an toàn, mà là lo công việc của mình bị ảnh hưởng.

    “Người ta học cao làm lớn thì còn đỡ, còn tôi chỉ chạy giao hàng thôi nên lo lắm. Nhưng được cái công ty rất quan tâm nhân viên, không những không cắt giảm mà còn giao thêm việc cho mọi người, rồi trang bị đồ phòng hộ, khẩu trang nên chúng tôi rất an tâm khi đi làm”, nữ shipper thâm niên 2 năm của Lazada cho biết.

    Lazada anh 2

    Duy trì thu nhập và các chính sách hỗ trợ ổn định cho nhân viên là nỗ lực không nhỏ từ sàn TMĐT giai đoạn này.

    Chủ động đóng góp cho cộng đồng

    Một trong những lý do nữa khiến nhân viên các công ty TMĐT có tâm lý lạc quan là được chung tay chia sẻ một cách thiết thực với cộng đồng. Đơn cử như Lazada, trong suốt 2 làn sóng Covid-19, nền tảng này đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng chủ động phòng dịch, như tặng trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế. Mới đây nhất, nền tảng này còn ra mắt MV cổ động chống dịch “Sáng mắt chưa Cô Vy” cùng nhiều nghệ sĩ Việt.

    Lazada anh 3

    MV “Sáng mắt chưa Cô Vy” có sự tham gia của Châu Bùi, Trúc Nhân và Chi Pu. Ảnh chụp từ MV.

    Tất cả những hoạt động tích cực đó là minh chứng cho nỗ lực đồng hành cùng cộng đồng của Lazada, như lời ông James Dong - Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam từng chia sẻ: “Bảo vệ cộng đồng, duy trì việc làm, và hỗ trợ củng cố nền kinh tế Việt Nam là tất cả những ưu tiên hàng đầu của Lazada trong thời điểm hiện tại”.

    Tuyến nội dung “Lạc quan cùng chiến thắng” do Zing và nền tảng TMĐT Lazada đồng hành thực hiện, nhằm mang đến cho doanh nghiệp và độc giả những thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng thời đại số, thúc đẩy tinh thần lạc quan tiêu dùng, lạc quan kinh doanh, lạc quan chia sẻ trong cộng đồng.

    An Dương - Giang Hà My

    Bình luận

    Bạn có thể quan tâm