Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao ngày càng nhiều người Việt gặp gì cũng chửi?

"Hiện có trào lưu, như là một thứ mốt, một thói ăn theo của việc chửi bới loạn xạ. Đó là tự châm biếm, chế giễu hay tự chê dân tộc mình. Họ chê thiên hạ chán chê rồi chê cả mình".

Có một thực trạng hiện nay là không ít người đang hình thành thói quen cứ lên mạng, cứ đọc báo là chỉ trích, chê bai, thậm chí chửi bới... dù chưa cần biết tính đúng sai của vấn đề nào đó. Chưa kể, khi nghe hoặc thấy người nước ngoài khen hay chê gì về Việt Nam cũng viện lý do để chửi. 

Tài xế đánh cảnh sát: 'Mày tuổi gì mà bắt tao xuống xe?'

Bị còng một tay, Nguyễn Văn Hiếu vùng vẫy khiến gậy và bộ đàm của cảnh sát rơi xuống đường. Vớ được gậy, Hiếu vụt vào mặt rồi dùng chân đạp vào bụng thượng sĩ Long.

Nêu quan điểm của trước thực trạng này, chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, chia sẻ:

- Hiện nay có một trào lưu, như là một thứ mốt, một thói ăn theo của việc chửi bới loạn xạ. Đó là tự châm biếm, chế giễu hay tự chê dân tộc mình. Họ chê thiên hạ chán chê rồi chê cả mình. Chê mình ở đây là chê nhà nước ta. Thậm chí chê luôn cả truyền thống dân tộc ta.

Nhưng những người hay bình phẩm, chê bai đó lại thường tự tách mình ra khỏi cộng đồng mà họ ít khi nghĩ rằng mình cũng nằm trong cái quần thể mà họ đang chê, đang chửi bới, trách móc.

Có một số người làm ra vẻ thời thượng, “công bằng” hơn thì làm ra vẻ là cũng đặt mình trong quần thể chung ấy nhưng kỳ thực lại bằng một sự kiêu hãnh xa xỉ. Rằng mình cũng chỉ như thế mà thôi, thế nọ thế kia,... Tức là một kiểu cảnh vẻ, chứ về bản chất vẫn tách họ ra khỏi đám đông mà họ đang chê.

Cũng phải nói rằng, cái chê phần lớn hiện nay là hướng về hệ thống chính trị. Đầu tiên là chê hệ thống chính trị, thứ hai là chê truyền thống giáo dục và lề thói đạo đức của dân tộc ta.

Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi mấy thứ văn hóa, văn minh ngoại lai trong đó cái cốt là bị ảnh hưởng văn hóa thực dụng của Mỹ. Và xem chừng hiện nay nó lại đang có phần thắng thế.

- Theo ông, thực trạng này đã đến mức báo động như là một “căn bệnh” của dư luận?

- Tôi cho rằng đây là một cái mốt. Thậm chí, có những người không hoàn toàn có những suy nghĩ như thế nhưng cũng chịu ảnh hưởng và cũng chửi theo đuôi trào lưu chung để tỏ ra vẻ mình cũng là người tân tiến. Đấy thực chất cũng là một thứ giả đạo đức.

Bên cạnh thói giả đạo đức kiểu cũ, tức là đòi hỏi “kim vàng, thước ngọc”, phải trang trọng, chỉn chu mọi việc thế này thế kia,… còn có một thứ giả đạo đức mới. Đó là nhân danh những tinh thần hiện đại để phê phán, tẩy trơn truyền thống xưa nay của dân tộc, để du nhập những thứ bên ngoài vào.

Vậy nhưng khi những thứ bên ngoài du nhập vào thì lại cho thấy một thực tế là cũng không biết họ lựa chọn theo cái gì. Dường như chỉ gặp nhau ở điểm chung là sự tôn thờ chủ nghĩa thực dụng. Có thể nhiều người không cổ súy, thể hiện ra lời nói nhưng trong thâm tâm có khi cũng “gật gù” với chủ nghĩa này.

Chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam về vấn đề này.
Chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam về vấn đề này.

- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “căn bệnh” này?

- Nguyên nhân sâu xa của “căn bệnh” này suy cho cùng là do sự mất niềm tin trong xã hội. Trong cộng đồng, ở gia đình rồi nhà trường,… nói chung là trong toàn xã hội lòng tin đang bị suy giảm, chao đảo dữ dội. Khi đã mất lòng tin rồi thì tất yếu sẽ dẫn đến phủ định sạch trơn tất cả những gì gắn với chủ thể đó.

Và thực ra sự mất lòng tin đang trở thành một căn bệnh của xã hội mới, không riêng gì ở nước ta mà đầy rẫy trong thế giới hiện đại.

Truyền thông hiện nay cũng nhấn nhá, cũng “đánh hơi” rất thính nhạy, tìm cách thổi bùng lên tất cả những cái gì riêng biệt, quái chiêu. Ví dụ thỉnh thoảng lại hé lộ cái này, cái kia,… tất cả những cái đó đều là tầm thường.

Và mọi người thấy tần suất đưa tin về những thứ lăng nhăng nhiều quá, thấy những giá trị ảo trong cuộc đời thực là quá nhiều. Điều này lại làm tăng sự thiếu lòng tin giữa con người với nhau.

- Là chuyên gia đầy kinh nghiệm về xã hội học, ông có thể cho biết “căn bệnh” này sẽ tác động ngược lại với những người dám đứng ra giải thích nói riêng và với sự phát triển của nước nhà nói chung ra sao?   

- Bây giờ tồn tại một tâm lý đám đông. Vì vậy những người đi tiên phong, hay muốn “thức tỉnh” cộng đồng thì dù tỉnh táo vẫn luôn luôn phải trả giá. Tuy nhiên, quần chúng cộng đồng cũng đừng nghĩ rằng bất cứ ai muốn cắt nghĩa, muốn bắt bẻ, hay “xông” ra để bình luận một vấn đề xã hội đều nhằm động cơ cá nhân với mục đích làm ngời sáng họ. Có tất nhiều người chỉ có suy nghĩ lành mạnh, muốn chia sẻ, thắp lửa cho cộng đồng chứ không nhằm mục tiêu vụ lợi. Vì thế mọi người cần tỉnh táo để nhận thức được điều đó thay vì tiếp tục trào lưu nghe gì cũng phủ định trước đã.

Chưa kể, điều này có thể làm những người tiên phong đứng ra giải thích về một vấn đề mà xã hội quan tâm dần thấy nhụt chí. Bởi họ cũng chẳng mong muốn gì việc phải đối đầu với một đám đông, chưa nói tới có những đám đông thiếu kiểm soát. Và chỉ những người thiếu kiểm soát đối đầu với nhau mới xứng đáng thôi.

Tất nhiên không phải chuyên gia nào và trong tình huống nào cũng đưa ra được những điều sáng suốt, nhưng nếu không có người dám đứng ra gõ những tiếng trống thì làm sao thức tỉnh được cộng đồng. Bởi tâm lý đám đông thường bắt chước nhau, người ta có khi không cần phân tích mà cứ làm theo nhau. Mọi người cần nhận thấy rằng những người dám đứng ra thức tỉnh cộng đồng đều là những trí thức chứ không thể nào là tầng lớp khác được. Có như thế thì xã hội mới phát triển được.

- Vậy hướng giải pháp chữa trị “căn bệnh” này là như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta cần thổi bùng trở lại được tinh thần chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân, tạo được sự đồng thuận lớn của xã hội. Nếu không xây dựng được sự đồng thuận lớn đó thì ngày càng mất lòng tin.  Và chừng nào lòng tin còn suy giảm như vậy thì còn đàm tiếu, chê bai, chế giễu về tất cả mọi thứ.

Mặt khác, báo chí và truyền thông cũng cần phải đặt định hướng như thế, phải lựa chọn và thổi bùng lên những điều liên quan đến tinh thần chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc. Chứ không phải thấy cái gì cũng đưa lên được.

infonet.vn/vi-sao-ngay-cang-nhieu-nguoi-viet-gap-gi-cung-chui-post145341.info

Theo Thanh Hùng/Infonet

Bạn có thể quan tâm