Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải ra đi?

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức được cho là kết quả của việc bất đồng ý kiến với chính quyền Obama và bị chỉ trích về khả năng đối ngoại.

Tổng thống Obama phê chuẩn quyết định từ chức của ông Hagel và ca ngợi “tấm gương và sự thẳng thắn” của ông. Ảnh: AFP

Chuck Hagel, một cựu binh, từng tham chiến tại Việt Nam, thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa, dường như là một người lý tưởng cho vị trí bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nhưng sau màn thể hiện kém ấn tượng của ông tại buổi điều trần vào tháng 2/2013, ông vấp phải khó khăn đến từ các thượng nghĩ sĩ khác, một dấu hiệu báo trước những vấn đề tiềm ẩn phía trước.

Theo BBC, tuy không bị sa thải, nhưng ông Hagel rõ ràng đã bị gạt sang bên, ông tự nhận thấy trước đợt bầu cử Quốc hội kỳ giữa rằng vị trí của mình ngày không vững.

Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, với việc phe Cộng hòa gia tăng kiểm soát tại Đồi Capitol, chắc chắn chính sách ngoại giao của Lầu Năm Góc và Tổng thống Obama nói chung sẽ gặp phải sự tăng cường giám sát có thể đoán trước của chủ tịch Uỷ ban Giám sát đến từ đảng Cộng hòa. Nhà Trắng dường như đã đi kết luận rằng họ cần một bàn tay cầm lái mạnh mẽ và tự tin hơn.   

Mối đe dọa khẩn cấp

Thế giới đã thay đổi từ khi ông Hagel được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ năm 2013. Ảnh: AP

Ông Hagel là nạn nhân đầu tiên mà những người chỉ trích ông Obama cho là dấu hiệu của chính sách quốc phòng đang khủng hoảng. Ông được bổ nhiệm để giám sát việc rút quân của Mỹ tại Afghanistan và quản lý hệ thống quốc phòng với ngân sách bị thu hẹp. Nhưng thế giới đã thay đổi so với khi đó. Mối quan hệ xấu đi với Nga, phản ứng trong cuộc khủng hoảng Ebola và trên tất cả, sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria and Iraq khiến bộ Quốc phòng được dư luận quan tâm. Ông Hagel thường có vẻ không thoải mái hoặc không tán thành với các chính sách của chính quyền. 

BBC trích dẫn lời miêu tả của ông Hagel về mối đe dọa từ IS vào tháng 8: "Đó là mối đe dọa khẩn cấp với mọi quan tâm của chúng tôi, cho dù ở Iraq hay bất kỳ đâu… Đây là điều vượt xa tất cả những gì chúng ta từng thấy". Tuy vậy, sự trỗi dậy mạnh mẽ của IS, đối với nhiều nhà phân tích, không tương xứng với nguy cơ thật sự tiềm ẩn của chính quyền.

Ông Hagel được biết đến là không thoái mái với quyết định của chính quyền về việc tập trung phần lớn tại Iraq và coi Syria là chiến tuyến thứ hai. Ngoài việc ít được chú ý hơn so với các thành viên khác trong chính quyền, ông cũng thường xuyên bị lu mờ bởi Chủ tịch Tham mưu trưởng Martin Dempsey, người thường xuyên lên tiếng về các chính sách của Nhà Trắng.

Nhưng nếu có những khó hiểu hoặc không rõ ràng trong việc tiếp cận vấn đề IS của chính quyền, đó không phải lỗi của riêng ông Hagel. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ những nhà phân tích. Việc thiếu kinh nghiệm ngoại giao và thiếu trực giác chiến lược thực tế được xem là một phần lớn của vấn đề. Và nỗ lực của ông về các chính sách tại Nhà Trắng cùng một nhóm nhỏ ủng hộ trung thành cũng vậy.

Ông Hagel có thể là tổn thất của chính sách cũng như chính bản thân ông Obama. Chuck Hagel sẽ tiếp tục điều hành Lầu Năm Góc cho tới khi người kế nhiệm được đề cử và quyết định. Những buổi điều trần hứa hẹn sẽ tạo cơ hội cho các chỉ trích từ phe Cộng hòa gia tăng về cách tiếp cận của ông Obama đến thế giới.

Một Tổng thống Obama ‘mới’ đang chèo lái nước Mỹ?

Kể từ sau thất bại nặng nề của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đang tỏ ra quyết tâm hơn bao giờ hết nhằm đạt được các mục tiêu dang dở.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm